Câu hỏi 2: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi. C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng. D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra. |
Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Tuy nhiên, ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau nhưng nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi là do lượng mất đi và lượng sinh ra chất đó là bằng nhau. Như vậy, cân bằng hoá học là cân bằng động.
Phát biểu sai: C
Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng, nồng độ mol của chất phản ứng và các chất sản phẩm không đổi. Tùy thuộc vào hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng và thời điểm đạt trạng thái cân bằng, không phải lúc nồng độ mol của chất phản ứng cũng bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
Câu hỏi 2: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên. |
aA + bB ⇌ mM + nM
Khi đó biểu thức tính hằng số cân bằng KC như sau: \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[M]}}}^{\rm{m}}}{{{\rm{[N]}}}^{\rm{n}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\]
Trong đó: a, b, m, n lần lượt là hệ số tỉ lượng tương ứng của các chất A, B, M, N trong phương trình hoá học; (A), (B), (M), (N) lần lượt là nồng độ mol của các chất A, B, M, N ở trạng thái cân bằng.
\[{{\rm{C}}_{{\rm{M(S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,4}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,4 (M); }}{{\rm{C}}_{{\rm{M(}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,6}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,6 (M); [S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{] = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,3}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,3(M)}}\]
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Ban đầu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,3 ← 0,15 ← 0,3
Cân bằng: 0,1 0,45 0,3
\[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{]}}}^{\rm{2}}}}}{{{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}^{\rm{2}}}{\rm{[}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}} = \frac{{{{0,3}^2}}}{{{{0,1}^2}.0,45}} = 20\]
Câu hỏi 3: Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau đây:
Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(1) Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá hay không? Giải thích. |
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ hay áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
Phản ứng hình thành thạch nhũ là phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ CO2 – cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, không thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá.
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK