Câu 1
Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
Gợi ý:
- Nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng.
-…
Em đọc kĩ bài ca dao để trả lời câu hỏi.
a. Từ trông được lặp lại 9 lần.
b. Theo em, việc lặp lại từ trông có tác dụng:
- Nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng.
- Nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề;
- Muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.
Câu 2
Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Em đọc kĩ câu tục ngữ để tìm ra từ được lặp lại và tác dụng.
- Từ học được lặp lại trong câu tục ngữ.
- Tác dụng: Nhấn mạnh việc học học ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh là rất quan trọng.
Ghi nhớ
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
Câu 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.
A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.
B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.
C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.
D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.
Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
a. Từ bỗng xuất hiện 3 lần trong đoạn thơ.
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng: D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.
Câu 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?
b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
a. Từ tre được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn.
b. Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của cây tre đối với cuộc sống và đồng thời thể hiện tình yêu, sự quan trọng và gắn bó một lòng của dân ta với cây tre Việt Nam.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK