Đọc đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi,
Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên. Câu chuyện kể về một em nhỏ vì tò mò mà trèo lên cây, bắt ba con chim non xuống để chơi. Nhưng lời khuyên của chị gái đã làm cho em tỉnh ngộ. Chị đã nói về nỗi buồn của chim mẹ khi không tìm thấy con, số phận của những chim non khi bị tách ra khỏi mẹ. Chị còn nói với em về lợi ích mà loài chim mang lại cho con người. Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía. Nó giúp người em có một hành động đáng khen: đem những con chim non đặt lại tổ của chúng. Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài. Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.
(Phan Nguyên)
a. Người viết muốn nói điều gì qua đoạn văn trên?
b. Tìm các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và xác định nội dung tương ứng của mỗi phần.
- Mở đầu: Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân.
- Triển khai: Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
- Kết thúc
+ Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện.
+ Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện.
c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
Em đọc kỹ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a. Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
b. Các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn:
Các câu văn trong đoạn |
Nội dung |
|
Mở đầu |
Từ “Không nên phá tổ chim” đến “cảm xúc khó quên”. |
Giới thiệu về tên câu chuyện và ấn tượng ban đầu của bản thân với câu chuyện. |
Triển khai |
Từ “Câu chuyện kể về một em nhỏ” đến “trân trọng sự sống của muôn loài”. |
Kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện kết hợp với cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước các sự việc câu chuyện; bài học và điều rút ra từ câu chuyện. |
Kết thúc |
Từ “Gấp trang sách lại” đến hết |
Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn của câu chuyện. |
c. Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:
– Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.
– Những câu văn:
+ Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.
+ Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.
+ Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
+ Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK