Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Bài 1: Thơ và truyện thơ Trong văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu...

Trong văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu...

Sử dụng internet, sách, . . . để sưu tầm những câu thơ, bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu. So sánh để thấy được sự khác biệt, sáng tạo của Xuân Quỳnh. Soạn văn Câu 7 trang 15 SGK Ngữ văn 11 tập 1, Sau khi đọc 7 - Sóng, Bài 1: Thơ và truyện thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Trong văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ và bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được sự sáng tạo của Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng internet, sách,... để sưu tầm những câu thơ, bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu. So sánh để thấy được sự khác biệt, sáng tạo của Xuân Quỳnh.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

- Các bài thơ:

+ Biển (Xuân Diệu).

+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa).

+ Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn).

+ Biển, núi, em và sóng (Đỗ Trung Quân).

- Điểm khác biệt:

+ Nhân vật trữ tình: Trong hầu hết các bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu đều là lời của chàng trai nói với người mình yêu. Chàng trai bộc lộ hết nỗi lòng, tình cảm của mình với người con gái. Còn trong thơ Xuân Quỳnh đó là tâm trạng, nỗi nhớ của người con gái với người mình yêu.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân.

+ Hình ảnh ẩn dụ: Nếu ở các bài thơ khác, hình tượng “sóng” là tượng trưng cho con trai – cuộc đời đầy những phiêu lưu, tìm kiếm đến tự do, khát vọng to lớn còn hình tượng “biển” là đại diện cho cô gái chung thủy, dịu dàng. Nhưng với Xuân Quỳnh thì vị trí được đảo ngược lại. Người con gái sẽ là những con sóng vươn mình từ sông ra biển để tìm đến tự do, đến với hạnh phúc, người con trai sẽ là biển, là tình yêu vĩnh cửu, là hạnh phúc mãi mãi.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân, vươn mình đến những khát khao hạnh phúc, không còn bị bó hẹp trong không gian nhỏ bé.

Cách 2:

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ Sóng biển (Quốc Phương):

Sóng bạc đầu...nhưng vẫn còn rất trẻ

Cả muôn đời...luôn mạnh mẽ khát khao

Giữa khơi xa…sóng chẳng thể khi nào

Quên tình nghĩa...không vào bên bờ cát

Cứ như thế…vẫn rì rào sóng hát

Bản tình ca...khao khát được yêu thương

Giữa khơi xa…thăm thẳm đến vô thường

Lòng biển nhớ...những canh trường trăn trở

Và như thế…bình minh đầy duyên nợ

Sóng dâng trào...như sợ mất tình xưa

Ôm vào lòng...chẳng biết thiếu hay thừa

Mà mải miết…sớm trưa và vội vã

Bờ cát vẫn..dành tình thương tất cả

Dẫu muôn đời..sóng nghiêng ngả nơi đâu

Từ bình minh..và những lúc đêm thâu

Bờ với sóng..dẫu bạc đầu vẫn thế.

+ Bài thơ Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn):

Có một lần biển và sóng yêu nhau,

Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.

Sóng dữ dội vỡ bờ cát trưa nóng bỏng,

Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.

Có một lần sóng nông nổi đi xa,

Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.

Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,

Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.

Sóng trở về thế là biển ăn năn,

Sóng đâu nợ để biển xanh kia vô tội.

Tình chỉ đẹp khi không còn gian dối,

Và bỏ đi kể từ đó không về.

Có một lần anh đã kể em nghe.

Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,

Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,

Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.

Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?

Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?

Không phải đâu em biển kia không chung thủy,

Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.

Anh dắt em giữa biển nghìn trùng,

Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.

Dẫu không phải tình đầu em trong trắng,

Chỉ mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa!

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

Cách 3:

Biển

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm

Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết,

Để những khi bọt tung trắng xóa
Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

(Xuân Diệu)

Nếu bài thơ biển của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được sâu sắc một tình yêu được lồng vào khung trời biển khơi, thì bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lại là những trạng thái cảm xúc đối cực, phức tạp của người phụ nữ khi yêu. Bài thơ của Xuân Quỳnh thể hiện sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian. Thể hiện sự băn khoăn, khắc khoải của nhân vật trữ tình muốn được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đó là khát khao của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống hết lòng với biển tình yêu. Bài thơ Sóng đã thể hiện quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa. Qua đó là lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK