Khởi động
Chia sẻ với bạn: Kể về một hoạt động trải nghiệm em đã được tham gia ở trường. Sau trải nghiệm đó, em học thêm được điều gì?
Em dựa vào trải nghiệm của bản thân để kể về một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia ở trường và những điều em học được sau trải nghiệm đó.
Gợi ý:
- Đó là hoạt động trải nghiệm gì? Diễn ra vào thời gian nào?
- Hoạt động trải nghiệm đó có những gì? Em được trải nghiệm những hoạt động nào?
- Cảm xúc của em ra sao?
- Em học được điều gì qua hoạt động trải nghiệm đó?
Một hoạt động trải nghiệm em đã được tham gia ở trường đó là Hội chợ quê Tết nguyên đán do trường em tổ chức nhân dịp trước dịp Tết Âm lịch hàng năm. Hoạt động là dịp để các khối giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian và tổ chức chợ quê. Có rất nhiều gian hàng của các khối trong hội chợ và bày bán rất nhiều mặt hàng như bánh kẹo, nước uống, xúc xích, bimbim, thịt chiên, gà rán,…. Em được trải nghiệm tự mua hàng trong các gian hàng. Ngoài ra em còn được trải nghiệm các hoạt động như chơi trò chơi dân gian, vẽ tranh cát,…. Em cảm rất vui và thích thú. Sau trải nghiệm đó, em học thêm được rất nhiều điều: những trò chơi dân gian thường được tổ chức vào ngày Tết (nhảy dây, múa sạp, ô ăn quan), các món ăn thường được dùng và cách làm các món ăn trong ngày Tết (gói bánh chưng, bánh dày),….
Bài đọc 1
TRẢI NGHIỆM ĐỂ SÁNG TẠO
An-đéc-xen sinh ra trong một gia đình thợ giày ở Đan Mạch. Khi An-đéc-xen còn nhỏ, cha thường đưa cậu tới đồng cỏ chơi. Cha làm cho cậu chiếc kính có thể nhìn ra xa. Thế là cậu thấy được chim chóc trên trời, thiên nga trong hồ nước, dãy núi cuối làng,... Quan sát mỗi sự vật, cậu lại liên tưởng đến một câu chuyện kì diệu, rồi kể cho cha nghe.
Lên năm tuổi, An-đéc-xen được cha làm cho mấy con rối gỗ. An-đéc-xen vui sướng cho chúng di chuyển, lắc lư cái đầu và trò chuyện cùng nhau. Cha An-đéc-xen thấy vậy liền dựng một cái sân khấu ngoài sân. Cậu bé may quần áo cho rối gỗ, đưa rối lên biểu diễn. Tối nọ, An-đéc-xen đứng trên sẵn khấu, ca hát và đọc thơ. Đột nhiên, có ngôi sao chổi vụt qua bầu trời. Xúc động bởi hiện tượng độc đáo ấy, cậu viết câu chuyện Sao chổi.
Những ngày lên Cô-pen-ha-ghen kiếm việc làm, An-đéc-xen luôn say mê sáng tác. Cuốn sách đầu tiên của ông đã được xuất bản. Đọc cuốn sách, Quốc vương Đan Mạch rất thích thú, cho gọi An-đéc-xen đến và hỏi ông có tâm nguyện gì. Ông nói rằng mình muốn đến nhiều nơi để trải nghiệm cuộc sống. Quốc vương bèn tặng ông một số tiền để giúp ông thoả nguyện.
Trong những ngày chu du khắp các nước, An-đéc-xen quen biết nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau. Ông bất bình trước những kẻ coi thường dân nghèo. Ông thương cảm với bao thân phận bé nhỏ, thiếu may mắn. Ông trận trọng những tâm hồn trong sáng, cao thượng. Bằng những trải nghiệm phong phú và một trái tim nhân hậu, ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm: Vịt con xấu xí, Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Chú lính chì dũng cảm,... Đây là những câu chuyện đã làm xúc động hàng triệu trẻ em trên thế giới.
(Phan Thế Quân tổng hợp)
Những trải nghiệm nào ngày thơ ấu đã hun đúc nên tài năng của An-đéc-xen?
Em đọc đoạn văn đầu tiên và đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Những trải nghiệm ngày thơ ấu đã hun đúc nên tài năng của An-đéc-xen là:
- An-đéc-xen thường được cha đưa ra đồng cỏ chơi, quan sát chim chóc trên trời, thiên nga trong hồ nước, dãy núi cuối làng,.... qua chiếc kính mà cha đã làm cho cậu. Qua mỗi sự vật, cậu lại liên tưởng đến một câu chuyện diệu rồi kể cho cha nghe.
- Cha làm cho An-đéc-xen mấy con rối gỗ. Cậu cho chúng di chuyển, lắc lư cái đầu và trò chuyện cùng nhau. Cha An-đéc-xen dựng cho cậu một cái sân khấu ngoài sân, cậu may quần áo cho rối gỗ và biểu diễn.
=> Những trải nghiệm này đã giúp An-đéc-xen phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng, là nền tảng để anh ta trở thành một nhà văn, nhà soạn nhạc nổi tiếng.
Bài đọc 2
Tìm những chi tiết cho thấy An-đéc-xen bộc lộ năng khiếu sáng tác nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ.
Em đọc đoạn văn thứ nhất và thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
An-đéc-xen đã bộc lộ năng khiếu sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ qua việc tưởng tượng và kể chuyện sau mỗi lần quan sát thế giới xung quanh. Cha dựng sân khấu cho An-đéc-xen để cậu biểu diễn rối gỗ. Đặc biệt, việc viết câu chuyện saochổi sau khi trải qua một trải nghiệm đặc biệt là minh chứng cho tài năng sáng tác của An-đéc-xen.
Bài đọc 3
An-đéc-xen đã bày tỏ tâm nguyện gì với Quốc vương Đan Mạch? Theo em, vì sao Quốc vương Đan Mạch ủng hộ tâm nguyện của An-đéc-xen?
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- An-đéc-xen bày tỏ tâm nguyện muốn đi nhiều nơi để trải nghiệm cuộc sống.
- Quốc vương Đan Mạch ủng hộ tâm nguyện của An-đéc-xen bởi vì ông thấy tài năng và sự tiềm năng của An-đéc-xen qua cuốn sách đầu tiên của anh. Quốc vương hiểu rằng việc An-đéc-xen được tự do sáng tác và trải nghiệm sẽ giúp anh ta phát triển và đóng góp nhiều hơn cho văn hóa nghệ thuật.
Bài đọc 4
Nhờ đâu An-đéc-xen viết được nhiều tác phẩm hay?
Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
An-đéc-xen viết được nhiều tác phẩm hay nhờ vào trải nghiệm phong phú và trái tim nhân hậu của mình. Ông có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nơi, gặp gỡ và hiểu biết về nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Những trải nghiệm này là nguồn cảm hứng và chất liệu cho những tác phẩm của ông.
Bài đọc 5
Câu chuyện Trải nghiệm để sáng tạo muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Muốn sáng tạo nghệ thuật, phải có nhiều trải nghiệm thực tế.
B. Thành công sẽ đến khi chúng ta biết nỗ lực vượt qua khó khăn.
C. Càng trải nghiệm thực tế, chúng ta càng mở rộng hiểu biết.
Em dựa vào nội dung câu chuyện, suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.
Câu chuyện Trải nghiệm để sáng tạo muốn nói với chúng ta: C. Càng trải nghiệm thực tế, chúng ta càng mở rộng hiểu biết.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK