Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Cánh diều Chủ đề 6. Tốc độ phản ứng hóa học Câu 16.12 trang 52 SBT Hóa 10 - Cánh diều: Hoàn thành hai cột còn trống trong bảng trên...

Câu 16.12 trang 52 SBT Hóa 10 - Cánh diều: Hoàn thành hai cột còn trống trong bảng trên...

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 16.12 trang 52 - Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học - SBT Hóa 10 Cánh diều.

Bạn A và B thực hiện phản ứng giữa kẽm với dung dịch hydrochloric acid và thu được thể tích khí thoát ra theo thời gian. Hai bạn lặp lại thí nghiệm ba lần và kết quả của ba lần thí nghiệm được hai bạn ghi vào bảng sau:

Thời gian (s)

Thể tích khí thu được (mL)

\(\frac{{\Delta {V_{khi}}}}{{\Delta t}}\)

(\(\Delta t = 10s\))

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trung bình

0

0

0

0

10

23

24

25

20

45

43

44

30

54

56

55

40

65

61

63

50

73

69

70

60

77

75

76

70

77

76

77

a) Cho biết khí thoát ra là khí gì. Hãy viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Hoàn thành hai cột còn trống trong bảng trên. Hãy biểu diễn kết quả của hai bạn lên đồ thị thể tích khí thu được theo thời gian. Vì sao hai bạn lại lặp lại thí nghiệm ba lần?

c) Dựa vào đồ thị, cho biết khi nào phản ứng kết thúc. Vì sao?

d) Phản ứng diễn ra nhanh nhất trong khoảng thời gian nào? Sau đó, phản ứng diễn ra nhanh dần hay chậm dần?

e) Nếu thí nghiệm được lặp lại với nồng độ HCl lớn hơn thì tốc độ phản ứng sẽ nhanh hơn hay chậm hơn?

g) Nếu hai bạn không đo được thể tích khí thoát ra, em hãy đề xuất một cách khác để xác định tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết:

a) Khí thoát ra là khí H2.

Phương trình hóa học: Zn(s) + 2HCl(aq) → H2(g) + ZnCl2(aq)

b) Hoàn thành bảng:

Thời gian (s)

Thể tích khí thu được (mL)

\(\frac{{\Delta {V_{khi}}}}{{\Delta t}}\)

(\(\Delta t = 10s\))

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trung bình

0

0

0

0

0

10

23

24

25

24

2,4

20

45

43

44

44

2

30

54

56

55

55

1,1

40

65

61

63

63

0,8

50

73

69

70

70,7

0,77

60

77

75

76

76

0,53

70

77

76

77

76,7

0,07

Biểu diễn kết quả của hai bạn lên đồ thị thể tích khí thu được theo thời gian:

image

Hai bạn cần lặp lại thí nghiệm ba lần để giảm sai số trong quá trình thực nghiệm và tăng độ tin cậy của kết quả thu được.

c) Dựa vào đồ thị thấy khoảng 70 giây phản ứng sẽ kết thúc vì khi đó khí thoát ra rất chậm và gần như không đổi.

d) Dựa vào đồ thị xác định phản ứng nhanh nhất trong khoảng 10 giây đầu, sau đó chậm dần.

e) Nếu thí nghiệm được lặp lại với nồng độ HCl lớn hơn thì tốc độ phản ứng sẽ nhanh hơn.

g) Nếu hai bạn không đo được thể tích khí thoát ra, có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đặt bình phản ứng lên cân và theo dõi sự thay đổi khối lượng của bình phản ứng khi phản ứng diễn ra để tính khối lượng H2 thu được.

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK