Mỗi đội thi đấu trong bóng rổ có tối đa bao nhiêu VĐV được quyền thi đấu? Có tối đa bao nhiêu VĐV dự bị? Trong quá trình thi đấu có bao nhiêu VĐV chính thức thi đấu ở trên sân?
- Đọc kỹ phần 3. Một số quy định về đội bóng và Luật Thay người trong thi đaấu bóng rổ (SGK trang 56).
- Nêu số VĐV được quyền thi đấu của mỗi đội thi đấu trong bóng rổ, số VĐV dự bị, số VĐV chính thức thi đấu ở trên sân.
- Mỗi đội bóng có không quá 12 thành viên được quyền thi đấu, bao gồm 1 đội trưởng.
- Trong thời gian thi đấu, mỗi đội có 5 VĐV thi đấu ở trên sân và có thể thay người. Có tối đa 6 VĐV dự bị.
- Mỗi đội có thể thay một hoặc nhiều VĐV khi có cơ hội thay người.
Mỗi VĐV bóng rổ trong quá trình thi đấu được thay ra hoặc thay vào tối đa bao nhiêu lần?
- Đọc kỹ phần 3. Một số quy định về đội bóng và Luật Thay người trong thi đaấu bóng rổ (SGK trang 56).
- Nêu số lần mỗi VĐV bóng rổ được thay ra hoặc thay vào trong quá trình thi đấu.
- Các VĐV có thể thay ra hoặc thay vào nhiều lần nhưng phải tuân thủ các quy định của Luật Thay người, cụ thể:
+ VĐV dự bị trở thành VĐV chính thức và VĐV chính thức trở thành VĐV dự bị khi trọng tài ra kí hiệu cho VĐV dự bị vào sân thi đấu.
+ Trong thời gian hội ý hoặc trong thời gian nghỉ giữa trận đấu, VĐV dự bị yêu cầu thay người với bàn thư kí.
Vận dụng các bài tập phối hợp vào thi đấu bóng rổ, các trò chơi vận động để rèn luyện kĩ thuật động tác, nâng cao khả năng phối hợp nhóm, đồng đội.
- Đọc kỹ phần 1. Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản trong tập luyện ( SGK trang 55 ).
- Vận dụng các bài tập phối hợp vào thi đấu bóng rổ, các trò chơi vận động để rèn luyện kĩ thuật động tác, nâng cao khả năng phối hợp nhóm, đồng đội.
- Các em tự vận dụng các bài tập phối hợp vào thi đấu môn Bóng rổ, các trò chơi vận động.
- Một số bài luyện tập phối hợp một số kỹ thuật cơ bản:
+ Tập phối hợp kỹ thuật tại chỗ chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực với kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao.
+ Tập phối hợp kỹ thuật di chuyển với kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao.
+ Tập phỗi hợp kỹ thuật dẫn bóng biến hướng đổi tay trước mặt với kỹ thuật hai bước ném rổ một tay trên cao.
- Bài tập thi đấu:
+ Thi đấu 2 -2: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 2 người, tổ chức thi đấu trên nửa sân
Yêu cầu: Vận dụng các bài tập phối hợp đã học. Tập luyện theo nhóm.
+ Thi đấu 3 – 3: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 3 người, tổ chức thi đấu trên nửa sân
Yêu cầu: Tích cực di chuyển và vận dụng các bài tập phối hợp đã học. Tập luyện theo nhóm.
+ Thi đấu 5 – 5: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 5 người, tổ chức thi đấu giữa các đội. Mỗi trận đấu từ 5 – 10 phút
Yêu cầu:
Vận dụng các kỹ thuật và bài tập phối hợp đã học vào thi đấu.
Áp dụng các quy định trong thi đấu môn Bóng rổ đã học.
- Trò chơi phát triển khả năng khéo léo và phối hợp nhóm:
+ Trò chơi: Đội nào nhanh hơn
Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đứng ở cuối sân, hàng số 1 cầm bóng
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng cặp của hai đội di chuyển chuyển, bắt bóng với tốc độ nhanh tới đường giữa sân. Sau đó, người ở hàng số (1) dẫn bóng thẳng về hướng rổ, phán đoán tốc độ di chuyển và chuyển bóng cho người ở hàng số (2), sau đó nhanh chóng di chuyển về cuối sân. Người ở hàng số 2) bắt bỏng chuyển tới từ người ở hàng số (1) và thực hiện dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao. Sau đó cầm bóng di chuyển về cuối hàng. Khi bóng vào rổ, cặp tiếp theo bắt đầu lượt chơi. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.
Lưu ý: Nếu bóng không vào rổ ở lần đầu tiên, thực hiện tại chỗ ném rổ cho tới khi bóng vào rổ thì cặp tiếp theo mới được bắt đầu lượt chơi.
+ Trò chơi: Ném rổ nhanh
Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, mỗi đội có hai người và một quả bóng
Cách chơi: Mỗi đội cử một người làm nhiệm vụ chuyền bóng, người còn lại ném rổ ở khoảng cách từ 3 - 5 m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người hỗ trợ liên tục nhặt bóng và chuyền cho người kia ném rổ cho tới khi hoàn thành đủ số lần ném vào rổ theo quy định (từ 3 – 5 lần bóng vào rổ). Sau đó hai người đổi vị trí. Đội hoàn thành số lần ném bỏng vào rổ trước sẽ thắng cuộc.
Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK