Trả lời câu hỏi 1 trang 65 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.
Xe có (1) mắt đèn Chân người: (2) mắt cá (3) Mắt chim, hình tròn (4) Mắt người, hình lá. (Phạm Hổ) |
Mắt: Nghĩa 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật. Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật. |
a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?
Em đọc kĩ đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a.
(1) nghĩa 2
(2) nghĩa 2
(3) nghĩa 1
(4) nghĩa 1
b. Nghĩa 1 là nghĩa gốc.
Nghĩa 2 là nghĩa chuyển.
c. Các nghĩa trên của từ "mắt” có liên hệ với nhau qua đặc điểm, một từ với nguồn gốc chung là cơ quan để nhìn, cơ quan này có đặc điểm là bộ phận lồi ra trên cơ thể người hay động vật. Từ này sau đó được phát triển thành nghĩa mới, liên quan đến hình dạng hoặc đặc điểm của mắt, cũng là chỗ lồi ra và có hình giống con mắt ở một số vật.
Trả lời câu hỏi 2 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận)
c. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
(Ca dao)
Em đọc kĩ các câu thơ, câu ca dao để giải nghĩa từ biển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a. Biển: khối lượng to lớn (ví như biển) trên một diện tích rộng.
=> Nghĩa chuyển
b. Biển: vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất.
=> Nghĩa gốc
c. Biển: phần của đại dương ở ven đại lục, ít nhiều bị ngăn ra bởi đất liền hoặc đảo.
=> Nghĩa chuyển
Ghi nhớ
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Trả lời câu hỏi 3 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.
a. Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
(Nguyễn Ngọc Hưng)
b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Em đọc kĩ các câu để giải nghĩa từ lưng, từ đó xác định nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. Lưng: khoảng ở giữa, không ở trên cao, cũng không ở dưới thấp.
=> Nghĩa chuyển
b. Lưng (1): bộ phận phía sau của một số vật.
=> Nghĩa chuyển
Lưng (2): phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối với ngực và bụng.
=> Nghĩa gốc
Lưng (3): phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối với ngực và bụng
=> Nghĩa gốc
Trả lời câu hỏi 4 trang 66 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
a. ấm
– Nghĩa 1: có nhiệt độ cao hơn mức trung bình một chút (thường mang lại cảm giác dễ chịu).
– Nghĩa 2: có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu, dễ chịu.
b. lạnh
– Nghĩa 1: có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình rất nhiều (thường gây cảm giác khó chịu).
– Nghĩa 2: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ người với người.
Em chọn từ và đặt câu phù hợp.
a.
- Thời tiết hôm nay ấm hơn rồi.
- Bờ vai mẹ thật ấm áp.
b.
- Thời tiết hôm nay lạnh ghê.
- Cô ấy thật lạnh lùng.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK