1. Hội đồng nhân dân
a. Vị trí chức năng của Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
b. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).
- Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
c. Hoạt động của Hội đồng nhân dân
Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai kì), hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Uỷ ban nhân dân
a. Vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
- Uỷ ban nhân dân được phân chia thành 3 cấp: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Uỷ ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên.
- Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
- Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ tướng, thể hiện qua các hoạt động. Hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân; Hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là chính quyền của nhân dân, có trách nhiệm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương; bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân
Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường,...
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương; đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK