1. Khái niệm
Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. Các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán. Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu.
2. Các loại thị trường
Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
- Theo đối tượng hàng hóa và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thị trường công nghệ…
- Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, có thể chia thành thị trường yếu tố sản xuất (nơi mua và bán các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu, sức lao động,...) và thị trường hàng tiêu dùng (nơi mua và bán các sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, đồ dùng,..)
- Theo phạm vi không gian, có thể chia thành thị trường trong nước, nơi các hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia và thị trường thế giới, nơi gắn kết các chủ thể kinh tế các quốc gia với nhau.
- Theo cách thức gặp nhau của chủ thể, có thị trường truyền thống (giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến (giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
- Theo tính chất và cơ chế vận hành có thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
3. Chức năng của thị trường
Với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa. Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:
- Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hóa với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hóa bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hóa đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua, giá cả hàng hóa được hình thành.
- Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã , điều kiện mua và bán.
- Ba là, kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hóa sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK