Luyện tập và vận dụng
4.Có nhận định cho rằng: "Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong trồng trọt là con dao hai lưỡi”. Em hãy giải thích nhận định trên. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 129 và kiến thức chủ đề 8 để trả lời câu hỏi
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong trồng trọt là con dao hai lưỡi vì: nó không chỉ làm tăng giá đầu tư, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm không an toàn.
5.Em hãy trình bày các giải pháp để bảo vệ môi trường trong trồng trọt. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 129 và kiến thức chủ đề 8 để trả lời câu hỏi
Các giải pháp để bảo vệ môi trường trong trồng trọt:
- Nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
- Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
- Theo dõi thường xuyên các chỉ số ô nhiễm môi trường để cảnh báo sớm và có các biện pháp xử lý.
- Thu gom và xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt đúng quy định.
- Xử lý phụ phẩm trồng trọt để tái sử dụng
6. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ở địa phương theo mẫu Bảng 1. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 129 và kiến thức chủ đề 8 để trả lời câu hỏi
Loại môi trường bị ô nhiễm |
Mức độ ô nhiễm (ít/nhiều/rất ô nhiễm) |
Nguyên nhân gây ô nhiễm |
Đề xuất biện pháp khắc phục |
Đất trồng |
ít |
Sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi không qua xử lý |
Cần ủ, xử lý phân đảm bảo yêu cầu vệ sinh. |
Nước |
Rất ô nhiễm |
Xả rác bừa bãi ra ao, hồ, sông. |
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức. |
Không khí |
Ô nhiễm |
Đốt rác, vứt rác bừa bãi. |
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức. |
7. Hãy nêu tác dụng của một số chế phẩm vi sinh để bảo vệ môi trường trồng trọt theo mẫu Bảng 2. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 129 và kiến thức chủ đề 8 để trả lời câu hỏi
Tên chế phẩm vi sinh |
Tác dụng đối với môi trường trồng trọt |
Chế phẩm sinh học EM1 |
Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ và sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất. |
Chế phẩm sinh học Bima – Trichoderma |
Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,…do các nấm bệnh gây nên. Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng. |
Chế phẩm sinh học Chitosan |
Giúp cây giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu khô hạn. Cải tạo đất, hạn chế vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển. |
Phân bón sinh học WEHG |
Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và dễ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng và giúp cho cây tẩy lọc các chất độc hại và phục hồi. |
8. Khảo sát tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong trồng trọt ở địa phương theo gợi ý trong mẫu Bảng 3. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 129 và kiến thức chủ đề 8 để trả lời câu hỏi
Loại chế phẩm được sử dụng |
Mục đích sử dụng |
Đối tượng sử dụng |
Phân hữu cơ vi sinh |
Phân bón |
Lúa, ngô, khoai,.. |
VINEEM 1500 EC |
Phòng trừ sâu bệnh |
Lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái |
Thuốc trừ sâu vi sinh BT |
Phòng trừ sâu bệnh |
Cây ăn quả, lúa,... |
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK