Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh diều Chương 4: Thủy quyển Câu hỏi 2 trang 39 Địa lý 10: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Hình 10...

Câu hỏi 2 trang 39 Địa lý 10: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Hình 10...

Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông) và quan sát hình 10.1. Trả lời Câu hỏi 2 trang 39 SGK Địa lí 10 - Bài 10. Thủy quyển. Nước trên lục địa.

Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

image

Hình 10.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Phương pháp giải :

Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông) và quan sát hình 10.1.

Giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

- Chế độ mưa: quy định chế độ dòng chảy của sông.

Ví dụ: Sông có nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

- Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.

- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy của sông.

- Địa hình: Độ dốc càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.

- Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa.

- Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,...

Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

image

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục “Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành” và quan sát hình 10.1.

Giải chi tiết:

Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

* Hồ tự nhiên (4 loại):

- Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của các sông ở vùng đồng bằng (VD: Hồ Tây, Hà Nội).

- Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo (VD: Các hồ ở khu vực Đông Phi).

- Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao (VD: Vùng Hồ Lớn ở lục địa Bắc Mỹ).

- Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động (VD: Hồ To-ba trên đảo Su-ma-tra, In-đô-nê-xi-a).

* Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra (VD: Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà).

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK