Hướng dẫn giải câu hỏi trang 14
Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.
- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Đọc thông tin trang 14 (Sự luân phiên ngày đêm) và quan sát hình 4.1 SGK.
- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
- Sự luân phiên ngày đêm:
+ Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất là đêm.
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
Trả lời câu hỏi trang 15
Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:
- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?
- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy, tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?
- Đọc thông tin trang 15 (Giờ trên Trái Đất) vàquan sát hình 4.2.
- Xác định múi giờ của Luân-đôn (Anh) và Hà Nội (Việt Nam) => Tính số múi giờ chênh lệch.
Lưu ý: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông => Các nước phía đông có giờ sớm hơn các nước phía tây.
Tính giờ:
+ Luân-đôn (múi giờ số 0), Hà Nội (múi giờ số 7) => Luân-đôn cách Hà Nội 7 múi giờ.
+ Hà Nội có giờ sớm hơn Luân-đôn => Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 6 giờ ngày 1-12-2020 (1 ngày có 24 giờ).
- Đường chuyển ngày quốc tế:
+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12.
+ Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm 1 ngày do: Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12. Ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau.
Chú ý: Kinh tuyến 180 độ đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.
- Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ lùi lại một ngày lịch.
- Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180 độ sẽ tăng thêm 1 ngày lịch.
Đáp án câu hỏi trang 16
Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:
- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.
Đọc thông tin trang 16 (Các mùa trong năm) và quan sát hình 4.3 (chú ý thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa).
- Nguyên nhân sinh ra các mùa: do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu bắc theo dương lịch:
+ Mùa xuân: 21/3 - 22/6.
+ Mùa hạ: 22/6 - 23/9.
+ Mùa thu: 23/9 - 22/12.
+ Mùa đông: 22/12 - 21/3.
Hướng dẫn giải câu hỏi trang 17
Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:
- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.
- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.
Đọc thông tin trang 17 (Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ) và quan sát hình 4.4.
- Bảng độ ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:
- Nhận xét:
+ Ở mỗi vĩ độ khác nhau trên Trái Đất có độ dài ngày đêm khác nhau.
+ Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía 2 cực.
Giải bài luyện tập 1 trang 17
Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
Dựa vào thông tin trang 15 SGK.
Giải chi tiết:
Giờ địa phương |
Giờ khu vực |
- Các địa điểm trên cùng 1 kinh tuyến có chung 1 giờ. - Cùng 1 thời điểm, các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau. |
- Giờ được thống nhất cho từ khu vực. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó. - Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc. |
Giải bài luyện tập 2 trang 17
Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa vào bán cầu nam theo dương lịch.
- Dựa vào kiến thức đã học về các mùa trong năm và quan sát hình 4.3.
- Chú ý: Thời gian diễn ra các mùa ở bán cầu Nam ngược lại so với bán cầu Bắc.
Giải chi tiết:
Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:
+ Mùa xuân: 23/9 - 22/12.
+ Mùa hạ: 22/12 - 21/3.
+ Mùa thu: 21/3 - 22/6.
+ Mùa đông: 22/6 - 23/9.
Giải bài vận dụng 3 trang 17
Vào ngày 22 - 12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?
- Xác định vị trí của Việt Nam: nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Quan sát hình 4.4, xác định vào ngày 22 - 12, vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có độ dài ngày đêm như thế nào.
Ngày 22 - 12, ở nước ta sẽ có độ dài ngày là 10 giờ 30 phút và độ dài đêm sẽ là 13 giờ 30 phút.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK