Đọc bài Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 87, 88 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Em có thể dùng cách nào để liên lạc với người thân ở xa?
Các cách em dùng để liên lạc với người thân ở xa là: gọi điện thoại, gọi video, viết thư, gửi mail…
Ngoài trò chuyện trực tiếp, con người còn nghĩ ra rất nhiều cách để trao đổi với nhau khi ở xa.
Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu để đưa thư. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
Những người đi biển còn nghĩ ra cách bỏ thư vào trong những chiếc chai thuỷ tinh. Nhờ sóng biển, những chiếc chai này được đẩy vào đất liền. Có những bức thư vài chục năm sau mới được tìm thấy.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể viết thư, gọi điện cho người khác. Nhờ có in-tơ-nét, bạn cũng có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
(Hải Nam)
Từ ngữ:
- In-tơ-nét: mạng kết nối các máy tính trên toàn thế giới.
- Huấn luyện: giảng dạy và hướng dẫn luyện tập.
* Trả lời câu hỏi:
1. Thời xưa, người ta gửi thư bằng những cách nào?
Thời xưa, người ta huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh.
2. Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?
Vì bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
3. Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Ngày nay chúng ta có thể viết thư, gọi điện hoặc trò chuyện qua in-tơ-nét.
4. Nếu cần trò chuyện với người ở xa em chọn phương tiện nào? Vì sao?
Em chọn liên lạc bằng điện thoại vì liên lạc bằng điện thoại rất tiện lợi và nhanh chóng.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp
a. từ ngữ chỉ sự vật.
b. từ ngữ chỉ hoạt động.
a. từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.
b. từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.
Câu 2: Nói tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể (...)
+ Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể nhìn thấy những người nói chuyên với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK