Câu 1
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Đọc văn bản, tóm lược nội dung, thể loại của văn bản.
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Nhân vật trữ tình là chàng trai, người xưng “anh” trong bài thơ |
V |
|
(2) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn |
|
V |
(3) Các hình ảnh “hương tràm”, “lá tràm” là hình ảnh thiên nhiên thân thuộc của quê hương và luôn gắn bó với nỗi nhớ “em” |
V |
|
(4) Trong nhan đề bài thơ Đi trong hương tràm, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ |
V |
|
(5) Bài thơ là sự hào quyện giữa tình yêu lứa ddiiu và tình yêu quê hương đất nước |
V |
|
Câu 2
Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên
- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình
- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó
- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.
- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.
→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.
Câu 3
Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm.
- Đọc kĩ bài thơ
- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”
- Đưa ra cách hiểu về nhan đề
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm” trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.
+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.
+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em” không còn ở đây nữa.
+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.
→ Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.
Câu 4
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.
- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng
Khổ 2:
Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!
- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm
- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau
- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”
→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.
Khổ 4
- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm
- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao
- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”
→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.
Câu 5
Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào của bài Đi trong hương tràm? Vì sao?
Đọc và lựa chọn câu thơ, hình ảnh mình thích nhất rồi đưa ra lí giải.
Em thích nhất hình ảnh “tràm” trong bài thơ. Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm” để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em” là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.
Câu 6
Hãy nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đi trong hương tràm. Em thấy bài hát có truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ không?
Nghe bài hát và nêu cảm nhận của mình.
Em thấy bài hát đã truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ, qua đó ta thấy được tình cảm tha thiết mà nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu và quê hương đất nước.
Câu 7
Hãy tìm đọc thêm bài thơ Hương thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Theo em, điểm gặp dỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là gì?
Tìm đọc bài thơ Hương thầm và cho biết điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ.
Điểm gặp dỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là cá tác giả đều sử dụng các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc gắn với quê hương để thể hiện tình yêu đôi lứa, gợi lên sự hoà quyện giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK