Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Tuần 5: Thiên nhiên kì thú Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức tập 1: Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?...

Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức tập 1: Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?...

Giải chi tiết bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo). Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu? b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần. c. Trong phần thân bài...

Câu hỏi:

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Bốn mùa trong ánh nước

Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.

Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng máy nổi rồi lại tan.

Về mùa đông, nước hồ cạn di, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.

Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên dán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trẩy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.

Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, đủ để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng.

Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.

(Theo Lê Phương Liên)

image

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?

b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.

c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó?

d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở Hồ Hoàn Kiếm, một địa điểm nổi tiếng và quen thuộc ở Hà Nội, Việt Nam.

b.

- Phần mở bài: "Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.”

=> Giới thiệu phong cảnh định tả.

- Phần thân bài: Từ “Mùa hè” đến “ước mơ bay bổng”.

=> Tả các mùa trong năm tại Hồ Hoàn Kiếm, bao gồm mùa hè, mùa đông, tết Nguyên Đán và mùa thu. Mỗi mùa mang đến một vẻ đẹp và một không khí riêng biệt.

- Phần kết bài: "Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.”

=> Nhấn mạnh về sự gắn kết của người dân với Hồ Hoàn Kiếm và ý nghĩa tâm linh của địa điểm này.

c. Trong phần thân bài, cảnh Hồ Hoàn Kiếm được tả vào các thời gian khác nhau trong năm: mùa hè, mùa đông, tết Nguyên Đán và mùa thu.

Cụm từ như "mùa hè”, "mùa đông”, "tết Nguyên Đán” và "mùa thu” giúp em nhận ra trình tự miêu tả của các mùa trong bài văn.

d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm của cảnh Hồ Hoàn Kiếm qua các mùa như sự đổi màu của nước hồ, sự thay đổi của cảnh vật xung quanh, và tâm trạng khác nhau mỗi khi ghé qua đây.


Câu hỏi:

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Em học được những gì về cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên?

- Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.

- ?

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào kiến thức được rút ra thông qua cách miêu tả phong cảnh ở bài văn trên để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Em học được những gì về cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên?

- Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.

- Sử dụng từ ngữ tượng hình,…


Câu hỏi:

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

So sánh trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước với bài Đà Lạt.

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào hai bài đọc Bốn mùa trong ánh nước và Đà Lạt để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước

Trình tự miêu tả của bài Đà Lạt.

Trình tự miêu tả thời gian:

tả vào các thời gian khác nhau trong năm: mùa hè, mùa đông, tết Nguyên Đán và mùa thu.

Trình tự miêu tả không gian:

tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh.

Ghi nhớ

Ngoài cách tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh, có thể tả phong cảnh theo trình tự thời gian (theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự đổi thay của cảnh qua năm tháng,...) hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK