Trang chủ Lớp 10 Lịch sử lớp 10 - Cánh diều Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Cánh Diều...

Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Cánh Diều...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 - Cánh Diều - Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ trang 112- 120. Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người.

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 112 SGK Lịch Sử 10. Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2, hãy:

- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người.

-  Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

image

image

image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người:

- Có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng ( trong đó dân tộc Tày có số dân đông nhất – 1,845,492 người).

- Có 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ( trong đó dân tộc Ơ Đu là dân tộc có dân số ít nhất 428 người).

Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

- Dân tộc Kinh chiếm đông đảo (85,3%) phần còn lại là các dân tộc thiểu số chiếm số lượng khiêm tốn (14,7%).

- Đa dạng các dân tộc là một đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 112 SGK Lịch Sử 10 

Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1, hãy:

image

- Trình bày khái niệm ngữ hệ.

- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định khái niệm ngữ hệ.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm ngữ hệ:

- Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau

- Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu,…

- Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ

Các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ:

Ngữ hệ

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

Ngữ hệ Nam Á

Việt- Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn- Khơ me

Khơ- me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ- Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ- mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ Măn, Ơđu.

Ngữ hệ Mông- Dao:

Hmông, Dao

Hmông, Dao, Pà Thèn.

Ngữ hệ Thái- Ka Đai

Tày- Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Y.

Ka- Đai

La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Ngữ hệ Nam Đảo

Mã Lai- Đa Đảo

Gia Rai, Ê- đê, Chăm, Ra- glai, Chu-ru.

Hán- Tạng

Mã Lai- Đa Đảo

Hoa, Sán, Dìu, Ngái.

Tạng- Miến

Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.

? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3, trang 117 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9, hãy:

- Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng.

image
image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

Hoạt động kinh tế

Nông nghiệp

- Người Kinh: lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm.

- Dân tộc thiểu số:  làm nương rẫy (du canh) trồng cây lương thực và cây ăn quả

Thủ công nghiệp

- Người Kinh: gốm, dệt, đúc đồng, làm sắt, giấy,

- Dân tộc thiểu số: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

Thương nghiệp

- Buôn bán và giao lưu văn hóa ở chợ

- Chợ làng, chợ nổi, chợ phiên…

- Trung tâm thương mại, siêu thị,... cũng xuất hiện

Đời sống vật chất

Ăn

- Người Kinh: cơm tẻ và nước chè, canh, rau, nước mắm, cà muối, tương…

- Dân tộc thiểu số: xôi, ngô, …

Mặc

- Người Kinh: mặc áo nâu và đi chân trần. Phụ nữ mặc váy đen, yếm áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ (miền Bắc) và khăn rằn (miền Nam).

- Dân tộc thiểu số: mỗi dân tộc có nét riêng, chú trọng họa tiết đa sắc và kỹ thuật thêu.

- Người Kinh: nhà trệt

- Dân tộc thiểu số: nhà sàn, nhà chung (nơi sinh hoạt cộng đồng)

Đi lại

- Người Kinh: ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bè, mảng, ghe, tàu,...

- Dân tộc thiểu số: ngựa thồ, mảng, bè, voi, xe bò…

 

Những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của dân tộc Thái:

- Trang phục của người Thái gắn với chiếc khăn Piêu là một trong những sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng. Khăn được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm đến khi vải khô, phụ nữ Thái thêu lên đó những hoa văn sặc sỡ. Khăn Piêu không chỉ trang phục mà còn thể hiện sự khéo léo và trình độ thẩm mỹ của người Thái.

- Nhà ở: dân tộc Thái sinh sống trong nhà sàn cao, gầm của nhà sàn là chuồng bò hoặc trâu, dân làng cũng có một nhà sàn dài và lớn là nơi sinh hoạt cộng đồng.

? mục 4

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 117 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13, hãy:

- Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.

image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

* Những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, thờ vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

+ Người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề,…

+ Dân tộc thiểu số: thờ thần tự nhiên, thần nông nghiệp

- Tôn giáo:

+ Phật giáo: được du nhập từ thế kỷ 2 TCN, từng trở thành tôn giáo được phổ biến rộng rãi dưới triều Lý- Trần. Phổ biên ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.

+ Hindu giáo: dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Ấn Độ giáo.

+ Hồi giáo: Người Chăm ở Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Công giáo: được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Phong tục tập quán:

+ Người Kinh ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. Trong cưới xin, tang ma gồm nhiều nghi lễ.

+ Một số dân tộc thiểu số vẫn còn hình thức mẫu hệ. Người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện ở thánh đường.

- Lễ hội:

+ Người Kinh tổ chức lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên Đán.Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.

+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội múa hát giao duyên,…

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật của dân tộc Kinh rất đa dạng tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,…

* Những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc ở Tây Nguyên:

Trong sinh hoạt cộng đồng, thời điểm lễ hội diễn ra một loại nhạc cụ được nhiều dân tộc sử dụng là cồng chiêng. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng,. Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên, Ba Na, Xơ Đăng, Mnong, Cơ Ho, Ê-đê,…

Luyện tập

Trả lời câu hỏi mục luyện tập trang 120 SGK Lịch Sử 10

1. Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định cách chia dân số theo ngữ hệ.

Lời giải chi tiết :

Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện:

Ngữ hệ

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

Ngữ hệ Nam Á

Việt- Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn- Khơ me

Khơ- me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ- Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ- mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ Măn, Ơđu.

Ngữ hệ Mông- Dao:

Hmông, Dao

Hmông, Dao, Pà Thèn.

Ngữ hệ Thái- Ka Đai

Tày- Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Y.

Ka- Đai

La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Ngữ hệ Nam Đảo

Mã Lai- Đa Đảo

Gia Rai, Ê- đê, Chăm, Ra- glai, Chu-ru.

Hán- Tạng

Mã Lai- Đa Đảo

Hoa, Sán, Dìu, Ngái.

Tạng- Miến

Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.

Luyện tập Câu 2

2. Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Phương pháp:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động kinh tế

Nông nghiệp

chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.

Người Kinh: lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm.

Dân tộc thiểu số:  làm nương rẫy (du canh) trồng cây lương thực và cây ăn quả

Thủ công nghiệp

Người Kinh: gốm, dệt, đúc đồng, làm sắt, giấy,

Dân tộc thiểu số: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

Thương nghiệp

Buôn bán và giao lưu văn hóa ở chợ

Chợ làng, chợ nổi, chợ phiên…

Trung tâm thương mại, siêu thị,... cũng xuất hiện

Đời sống vật chất

Ăn

Người Kinh: cơm tẻ và nước chè, canh, rau, nước mắm, cà muối, tương…

Dân tộc thiểu số: xôi, ngô, …

Mặc

Người Kinh: mặc áo nâu và đi chân trần. Phụ nữ mặc váy đen, yếm áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ (miền Bắc) và khăn rằn (miền Nam).

Dân tộc thiểu số: mỗi dân tộc có nét riêng, chú trọng họa tiết đa sắc và kỹ thuật thêu.

Người Kinh: nhà trệt

Dân tộc thiểu số: nhà sàn, nhà chung (nơi sinh hoạt cộng đồng)

Đi lại

Người Kinh: ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bè, mảng, ghe, tàu,...

Dân tộc thiểu số: ngựa thồ, mảng, bè, voi, xe bò…

Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 120 SGK Lịch Sử 10

Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào những ngày tết, theo phong tục trẻ em sẽ được người lớn mừng tuổi hay còn gọi là lì xì, gia đình quây quần sum vầy bên nhau cùng đón năm mới với ước muốn một năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.

image

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK