Trao đổi về những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.
Trao đổi với bạn bè, thầy cô.
Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực:
Giao tiếp, ứng xử tích cực |
Giao tiếp, ứng xử chưa tích cực |
- Chủ động giao tiếp - Biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) khi giao tiếp. - Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau. - Biết lắng nghe tích cực - Thể hiện sự đồng cảm - Thể hiện sự tôn trọng. |
- Né tránh giao tiếp - Không biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp. - Chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân - Thờ ơ, ngắt lời người khác - Chỉ trích, phê phán người khác - Coi thường, hạ thấp người khác. |
- Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống sau:
+ TH1. T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ở bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.
+ TH2. H có chuyện buồn nên đến tâm sự với bạn thân của mình là Q. Trong khi trò chuyện, Q liên tục xem điện thoại mà không tập trung vào câu chuyện của bọn mình.
+ TH3. Trong buổi thảo luận vê dự án của nhóm, với tư cách là trưởng nhóm, M luôn cho rằng chỉ có ý kiến của mình là hợp lí, yêu cầu mọi người làm theo.
Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống.
Điểm tích cực |
Điểm chưa tích cực |
|
Tình huống 1 |
T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà. |
T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. |
Tình huống 2 |
H buồn nên tâm sự với bạn thân Q. |
Q chỉ tập trung xem điện thoại mà không để ý đến câu chuyện của H. |
Tình huống 3 |
Cả nhóm tham gia trao đổi, thảo luận nhóm. |
M tự cho ý kiến mình hợp lý và yêu cầu mọi người làm theo. |
- Chia sẻ những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.
- Chia sẻ với bạn về những cách em dự định khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.
Học sinh tự chia sẻ
Ví dụ: Những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp ứng xử của bản thân em:
- Những điểm tích cực:
+ Nói năng nhẹ ngàng, vừa phải, rõ ràng.
+ Không làm việc riêng khi đang nói chuyện với người khác.
+ Tôn trọng ý kiến của mọi người khi thảo luận, trao đổi.
- Những điểm chưa tích cực:
+ Thi thoảng không nhận lỗi, còn đổ lỗi
+ Nhìn nhận sự việc theo hướng tiêu cực
+ Thi thoảng nóng giận.
Thường xuyên rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.
Học sinh tự luyện tập và chia sẻ kết quả
Lắng nghe tích cực:
- Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin
- Ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của người khác, không phán xét, áp đặt.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) để thể hiện sự tập trung, biểu lộ cảm xúc của bản thân.
- Không ngắt lời, chen ngang khi người khác nói.
- Không làm việc riêng khi đang nói chuyện.
Phản hồi hiệu quả:
- Nhắc lại nội dung để nghe được một cách ngắn gọn
- Hỏi để hiểu rõ hơn nội dung
- Trả lời đúng, kịp thời các câu hỏi của người khác
- Đưa ra lời nhận xét, động viên phù hợp.
- Giọng nói vừa phải, rõ ràng.
Kiểm soát cảm xúc:
- Bình tĩnh
- Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực
- Không thể hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, khó chịu, coi thường…trong quá trình giao tiếp, ứng xử.
- Không nói xấu, đổ lỗi
- Tranh cãi gay gắt.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK