Câu 1
Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
G:
Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được
Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được là câu chuyện có thật, được đăng trên báo Tiền phong ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truyện kể về em Hà Trung Tuần, học sinh lớp 7B Trường Trung học cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em nhặt được một chiếc ví tiền. Ngay sau đó, em đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.
Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác là bộ sách được phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ sách gồm nhiều truyện, mỗi truyện kể về một tắm gương thiếu nhi làm việc tốt như: Cõng bạn đi học, Cậu bé mồ côi ham học...
Em đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt trên sách báo, internet,…
Ví dụ: Hành trình 10 năm cõng bạn đi học và những câu chuyện xúc động của hai nam sinh Thanh Hóa đạt hơn 28 điểm thi đại học.
Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu đều được sinh ra trong những gia đình có bố mẹ làm nông dân, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bị co quắp không thể cử động. Gia cảnh không khá giả, bố mẹ Minh cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho em nhưng mọi thứ dường như không thể thay đổi.
Vì tay phải bị teo nên Minh tập viết bằng tay trái. Ngày đầu, những nét chữ nguệch ngoạc, xiên xẹo, em phải tập cả ngày, đôi tay mỏi nhừ, đau nhức. Khó khăn là vậy, nhưng Minh vẫn bền bỉ tập luyện. Trong lòng em luôn khắc ghi câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một thầy giáo tật nguyền, viết bằng hai chân được mọi người yêu mến, kính trọng. Mỗi lần mỏi mệt, em lại tự động viên mình phải sống biết vươn lên, nghịch cảnh chỉ là thử thách, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Minh cho biết, để có được kết quả như vậy, ngoài nỗ lực của bản thân em, không thể thiếu sự đồng hành, động viên của thầy cô và bạn bè, trong đó có người bạn đặc biệt Ngô Minh Hiếu. Hiếu chính là người bạn thân nhất của Minh, người đã thay “đôi chân” đưa em đến trường mỗi ngày liên tục trong suốt chục năm qua.
Ngày ấy, khi thấy cậu bạn nhỏ cùng lớp không được lành lặn, lúc nào cũng chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn các bạn vui đùa, việc đi học hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn, Hiếu rất thương và luôn tìm cách giúp đỡ bạn. Càng gần gũi, Hiếu càng cảm nhận được ý chí, nỗ lực vươn lên của cậu bạn nhỏ nên càng muốn gắn bó, hết lòng giúp đỡ bạn, cũng từ đó lấy tấm gương của bạn làm động lực cho chính mình.
Khi bạn bè của em vui đùa, chạy nhảy, em còn mang trên vai sứ mệnh của một “thiên sứ” lặng lẽ cõng bạn đến lớp rồi lại cõng bạn về nhà. Đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân thứ 2 của Minh, tấm lòng của Hiếu cũng trở thành nghị lực của Minh. Đằng đẵng suốt 10 năm trời, đôi bạn cùng tiến tiếp bước cho nhau đến trường, cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều buồn, vui trong cuộc sống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào Hiếu cũng đến sớm đón bạn để cả hai cùng kịp giờ vào lớp.
Cứ như vậy, Hiếu và Minh gắn bó với nhau từ cấp 1 đến cấp 3. Trong suốt từng ấy năm, cả hai chưa một lần xích mích hay giận dỗi. Hiếu bảo, em sợ cả hai có xích mích gì thì sẽ không đưa bạn đi học được. Không chỉ đưa bạn đi học, những giờ học trên lớp, nếu Minh phải lên bảng giải bài thì Hiếu sẽ cõng bạn và đứng đó chờ đến khi bạn làm xong bài tập.
Tuy học hai khối khác nhau, Minh khối A còn Hiếu khối B nhưng năm lớp 11, Minh bất ngờ rẽ hướng sang thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh để cùng Hiếu mỗi tuần đi học phụ đạo thêm trên trường. Từ một cậu học trò học khá môn Sinh, Minh khiến ai nấy đều hết sức kinh ngạc khi đạt giải Khuyến Khích học sinh giỏi tỉnh, còn Hiếu cũng kịp mang về giải Nhì khi chỉ cách vị trí dẫn đầu 0,25 điểm.
Trong kỳ thi THPT Quốc gia, Hiếu thi khối B và cũng đã đạt số điểm 28.15 (Toán: 9,40; Hóa: 9,75; Sinh: 9,0). Hiếu cho biết, em có ước mơ vào trường y, em mong muốn mình có thể chữa bệnh cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho Minh.
Chia sẻ về động lực để có thể đồng hành, giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm qua, Hiếu cho biết: “Dù Minh sinh ra khiếm khuyết nhưng chưa bao giờ bạn buồn hay oán trách số phận với ai. Nhìn mình và các bạn tay chân lành lặn còn bạn thì phải ở nhà, em thấy thương bạn lắm nên quyết tâm phải làm điều gì đó để đưa bạn đến trường cùng. Chúng em cùng học, có những hôm đến tận 1-2 giờ sáng”.
Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm sự: “Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn. Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn phải hy sinh thêm nữa thì em sẽ rất buồn lòng”.
Hai bạn cho biết, tới đây khi cả hai đều có con đường riêng để bước đi, cuộc sống của “đôi bạn cùng tiến” chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, nhất là với Minh, em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự lực cố gắng. Tuy nhiên, với những nỗ lực thời gian qua của cả hai, Minh sẽ cố gắng để không phụ công bạn, còn Hiếu chia sẻ sẽ vẫn luôn dõi theo, giúp đỡ bạn để bạn luôn vui vẻ, thành công…/.
Câu 2
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên sách báo: |
Tác giả: |
Ngày đọc: |
Những việc tốt được kể: |
||
Ý nghĩa, sự lan tỏa của việc tốt đối với cộng đồng: |
||
Bài học rút ra từ việc tốt hoặc cảm nghĩ về người làm việc tốt: |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Em tiến hành viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên sách báo: Hành trình 10 năm cõng bạn đi học và những câu chuyện xúc động của hai nam sinh Thanh Hóa đạt hơn 28 điểm thi đại học. |
Tác giả: Báo lao động thủ đô |
Ngày đọc: 2/1/2025 |
Những việc tốt được kể: Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu |
||
Ý nghĩa, sự lan tỏa của việc tốt đối với cộng đồng: Từ câu chuyện về việc cõng bạn đi học suốt 10 năm, mọi người học được nhiều điều trong cuộc sống. Tình yêu thương giúp con người gắn bó, đoàn kết hơn. Nó cũng là động lực cho những người kém may mắn có cơ hội hòa nhập, vươn lên. Khi ta trao đi tình yêu thương, ta cũng nhận lại sự kính trọng, yêu mến của mọi người. |
||
Bài học rút ra từ việc tốt hoặc cảm nghĩ về người làm việc tốt: Bạn bè giúp nhau vượt khó trong học tập là nghĩa cử cao đẹp mà bất cứ người nào cũng cần. Một hành động tốt của bạn có thể làm khơi dậy hạt giống thiện trong tâm hồn người khác. |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 3
Trao đổi với bạn về một việc tốt em đã làm hoặc em mong muốn được làm cho cộng đồng.
Em tiến hành trao đổi với bạn về một việc tốt em đã làm hoặc em mong muốn được làm cho cộng đồng.
- Em mong muốn theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực.
- Việc tốt em đã làm cho cộng đồng: Hàng ngày đi học về, em đi học về dọc theo con đường nhỏ dẫn vào nhà. Hễ thấy rác, vỏ hộp, giấy vụn, cành cây,… em đều nhặt lên cho vào thùng rác gần nhà mình. Những việc này thật nhỏ nhoi và đơn giản, em có thể dễ dàng làm được mà không cần ai nhắc nhở. Em thấy việc làm của mình thật ý nghĩa, giúp cho nơi em ở thêm sạch đẹp.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK