Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó?
- Đọc kỹ phần 1b. Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958- 1965)(SGK trang 72)
- Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó.
- Trong những năm 1958 - 1960, miền Bắc tập trung tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp: vận động nông dân, thợ thủ công thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp cơ bản hoàn thành, với trên 85% số hộ nông dân vào hợp tác xã.
- Đồng thời với cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Từ năm 1958, nhiều công trình quan trọng được xây dựng mới đã đi vào hoạt động, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Khu gang thép Thái Nguyên.
- Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), các ngành nghề đều dấy lên phong trào thi đua sôi nổi. Đến năm 1965, nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt mức 5 tấn thóc/héc-ta; giá trị các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, đóng tàu, sản xuất gang thép....) tăng gấp 3 lần so với năm 1960.
- Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục: năm học 1959 - 1960, miền Bắc có 6 300 trường học các cấp (với 2,5 triệu học sinh, sinh viên), đến năm học 1964 - 1965 tăng lên hơn 9.000 trường phô thông (với hơn 2,6 triệu học sinh); hệ thông đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường (tăng gấp 2 lần so với năm học 1960- 1961).
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK