Nêu những nét về kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991?
- Đọc kỹ phần 2. Tình hình kinh tế (SGK trang 44)
- Chỉ ra những nét chính về tình hình kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục kinh tế, nhiều nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mỹ theo Kế hoạch phục hưng châu Âu (còn gọi là Kế hoạch Mác-san). Nhờ đó, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ
- Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu bước vào thời kì phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm của các nước Tây Âu là 4,6 % trong những năm 1950 - 1973. Trong đó, Cộng hòa Liên bang Đức có tốc độ xấp xỉ 6 %, cao nhất trong số các nước Tây Âu, tiếp đến là các nước I-ta-li-a (5.1 %). Pháp (4,6 %), Anh (2,5 %).
- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu chính thức ra đời sau một quá trình liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực của các nước Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Quá trình liên kết, hợp tác sau đó tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đầy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.
- Năm 1951: Thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu.
- Năm 1957: Thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tê châu Âu.
- Năm 1967: Ba cộng đồng sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu.
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu đã đuổi kịp và vượt Mỹ về một số lĩnh vực. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.
- Từ năm 1973 đến năm 1991, các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định rồi từng bước phục hồi vào những năm 80 của thế kỉ XX. Trong giai đoạn này, Tây Âu vẫn là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK