Quan sát hiện tượng xảy ra khi nhúng lá kẽm vào dung dịch copper(II) sulfate, có thể kết luận rằng kẽm là kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt động hóa học giữa các kim loại natri, sắt và đồng
Quan sát hình 16.1. Thí nghiệm kẽm phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate
Hiện tượng: trước phản ứng dung dịch CuSO4 có màu xanh la,, thanh kẽm có màu trắng sáng
Sau phản ứng: dung dịch CuSO4 nhạt màu dần, trên thanh kẽm có bám một lớp kim loại màu đen
Phương án thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt động hóa học giữa các kim loại natri, sắt và đồng là: phản ứng với H2O, và phản ứng với dung dịch CuSO4
Chuẩn bị
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm
Hóa chất: dung dịch AgNO3 0,1M, phoi đồng.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Cho khoảng 2-3 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa phoi đồng
Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học minh họa
So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa đồng và bạc
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Hiện tượng xảy ra: Sau phản ứng, có một lớp kim loại màu trắng bạc bám trên phoi đồng
Giải thích: Vì Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3
PTHH: Cu + 2AgNO3 \( \to \)Cu(NO3)2 + 2Ag
Mức độ hoạt động hóa học của Cu mạnh hơn so với Ag
Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có, hãy hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng đó
a) Fe + HCl \( \to \)
b) Cu + HCl \( \to \)
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Phản ứng a có xảy ra, phản ứng b không xảy ra
a) Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2
Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng tương tự như với dung dịch HCl.
a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
dựa vào tính chất hóa học của kim loại
a) Trong hai kim loại, Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
b) PTHH: Mg + H2SO4 \( \to \) MgSO4 + H2
Chuẩn bị
Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Hóa chất: dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi đồng
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Đặt 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3ml dung dịch HCl
Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng
Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm (nếu có). Giải thích sự hình thành bọt khí và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
Chỉ ra các hoạt động hoa shọc kém hơn hydrogen (H)
Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại trên hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Ống nghiệm 1, 2: có hiện tượng sủi bọt khí
Ống nghiệm 3: không có hiện tượng
=> Kim loại Cu hoạt động hóa học yếu hơn hydrogen (H)
Tốc độ sủi bọt khí của ống nghiệm chứa Mg nhanh hơn ống nghiệm chứa Fe.
Sắp xếp thứ tự theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần là: Mg > Fe > (H) > Cu
Chuẩn bị
Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh (loại 250 ml) có dán nhãn là tên kim loại sẽ cho vào, ống đong, ống hút nhỏ giọt
Hóa chất: nước chất, mảnh manesium, mẩu natri nhỏ (khoảng hạt đậu xanh), dung dịch phenolphthalein.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Cho khoảng 40 – 50 ml nước cất và 2 giọt dung dịch phenolphthalein vào mỗi cốc thủy tinh
Cho từng kim loại Na, Mg vào cốc thủy tinh đã dán nhãn tương ứng
Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa natri và magnesium
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Hiện tượng: ống nghiệm đựng mẩu natri dung dịch chuyển sang màu hồng. Ống nghiệm đựng Mg không có hiện tượng gì.
Giải thích: Na tác dụng với nước tạo dung dịch có tính base làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng. Mg không tác dụng với nước
PTHH: Na + H2O \( \to \)NaOH + ½ H2
Mức độ hoạt động hóa học của Na mạnh hơn Mg
Từ các thí nghiệm 1,2 và 3, hãy sắp xếp các kim loại Mg, Fe, Cu, Ag, Na thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học
Dựa vào kết quả rút ra từ thí nghiệm 1,2 và 3
Từ các kết quả trên, ta thiết lập được dãy hoạt động hóa học: Na, Mg, Fe, Cu, Ag
Dựa vào dãy hoạt động hóa học, hãy hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có)
a) Zn và dung dịch HCl b) Zn và dung dịch MgSO4
c) Zn và dung dịch CuSO4 d) Zn và dung dịch FeCl2
Dựa vào dãy hoạt động hóa học của các kim loại
a) Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2
b) không xảy ra
c) Zn + CuSO4 \( \to \) ZnSO4 + Cu
d) Zn + FeCl2 \( \to \) ZnCl2 + Fe
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK