Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Chủ đề 2. Ánh sáng Câu hỏi 1 trang 20 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống...

Câu hỏi 1 trang 20 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống...

1. Sử dụng phát biểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng (Khi đi từ môi trường trong suốt này. Gợi ý giải Câu hỏi 1 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Cánh diều Chủ đề 2. Ánh sáng.

1. Mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.

2. Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống.

Hướng dẫn giải :

1. Sử dụng phát biểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng (Khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).) và định luật truyền thẳng của ánh sáng. Từ đó học sinh mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.

2. Sử dụng phát biểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng (Khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).) và quan sát các hiện tượng ngoài đời sống. Từ đó học sinh đưa ra các hiện tượng về khúc xạ ánh sáng trong đời sống.

Lời giải chi tiết :

1.

- Bắt đầu từ không khí: Tia sáng bắt đầu từ không khí theo đường thẳng.

- Chuyển sang khối thủy tinh: Khi tia sáng chạm vào bề mặt của khối thủy tinh, nó gãy khúc tại bề mặt phân cách giữa không khí và khối thủy tinh.

- Truyền qua khối thủy tinh: Tia sáng truyền qua khối thủy tinh theo đường thẳng với một hướng chệch so với hướng ban đầu.

- Chuyển ra khỏi khối thủy tinh: Khi tia sáng đến bề mặt phía bên kia của khối thủy tinh, nó tiếp tục bị gãy khúc tại bề mặt phân cách giữa khối thủy tinh và không khí.

- Tiếp tục truyền ra không khí: Tia sáng rời khối thủy tinh và tiếp tục di chuyển trong không khí theo đường thẳng.

Vì vậy, khi đi từ không khí khối thủy tinh và khối thủy tinh sang không khí, tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường do tính chất 2 môi trường khác nhau, và ánh sáng chỉ truyền thẳng trong một môi trường đồng tính, trong suốt.

2.

- Khi ta nhìn bóng cây cối trên bờ hồ có cảm giác như bóng cây đó "lùn” hơn bình thường.

- Trong đánh bắt, khi người đánh cá dùng lao phóng cá dưới nước thì họ sẽ không phóng trực tiếp vào con cá mà lại nhắm vào chỗ hơi xa hơn.

- Khi cắm một ống hút thẳng (hoặc một cây bút chì, thước, …) vào một cốc thủy tinh trong suốt đựng nước ta thấy ở mặt tiếp xúc giữa 2 môi trường nước và không khí ống hút (cây bút chì, thước, …) dường như bị gãy khúc.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK