Vì sao các đèn LED trong đoạn mạch điện trang trí như hình 8.1 có thể đồng loạt thay đổi độ sáng?
Hình 8.1. Các đèn LED trang trí
Dựa vào nhận xét của mạch nối tiếp, tại bất kì điểm nào của đoạn mạch chỉ có một dây dẫn đi qua và vận dụng kiến thức đã có để giải thích tình huống trên.
Đèn LED trong đoạn mạch điện trang trí có thể đồng loạt thay đổi độ sáng thông qua việc kết nối chúng trong một đoạn mạch nối tiếp.
Đặc điểm chính của đoạn mạch nối tiếp là dòng điện chạy qua mỗi thành phần theo cùng một đường dây. Khi áp dụng điện áp lên đoạn mạch này, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED liên tiếp. Điều này cho phép các đèn LED phản ứng đồng thời với sự thay đổi của điện áp hoặc dòng điện.
Nếu có một thành phần trong đoạn mạch nối tiếp bị thay đổi, như việc điều chỉnh điện trở hoặc áp dụng một biến áp điều chỉnh, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc các đèn LED có thể đồng loạt thay đổi độ sáng, vì chúng chia sẻ dòng điện chung trong mạch.
Vẽ vào vở sơ đó hình 8.3 khi đóng công tắc và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch.
Vẽ sơ đồ điện khi đóng công tắc và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước đi từ cực dương sang cực âm.
Với mạch điện hình 8.2, nếu một đèn trong mạch bị đứt dây tóc và không sáng, đèn còn lại có sáng không? Vì sao?
Dựa vào nhận xét của mạch nối tiếp, tại bất kì điểm nào của đoạn mạch chỉ có một dây dẫn đi qua và vận dụng kiến thức đã có để giải thích tình huống trên.
Trong mạch nối tiếp, nếu một đèn trong mạch bị đứt dây tóc và không sáng, phần dây ở đó sẽ bị hở, nên bóng còn lại không sáng được.
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, công tắc mở, một bóng đèn và một điện trở mắc nối tiếp.
Phân tích yêu cầu đề bài, bao gồm: một nguồn điện, công tắc mở, một bóng đèn và một điện trở mắc nối tiếp, sau đó học sinh vẽ mạch điện với các kí hiệu tương ứng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời ngược chiều dòng điện. Trong đoạn mạch MN hình 8.4, các electron dịch chuyển qua các điện trở và các ampe kế theo chiều từ N tới M. Căn cứ vào đó, hãy dự đoán mối liên hệ của cường độ dòng điện tại các điểm khác nhau trong đoạn mạch nối tiếp.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời ngược chiều dòng điện. Trong đoạn mạch MN hình 8.4, các electron dịch chuyển qua các điện trở và các ampe kế theo chiều từ N tới M. Căn cứ vào đó, ta thấy cường độ dòng điện tại các điểm khác nhau trong đoạn mạch nối tiếp sẽ như nhau.
\(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,{I_3}\, = ... = {I_n}\)
Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Biết R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1 = 3 V. Xác định cường độ dòng điện chạy qua R2.
Sử dụng công thức tính định luật Ohm, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp để xác định cường độ dòng điện chạy qua R2.
Theo định luật Ohm, ta có: \({I_1} = \,\frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\, = \,\frac{3}{3}\, = 1\,A\)
mà \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\,\)(mắc nối tiếp) => I1 = 1 A.
• Từ số liệu thí nghiệm, rút ra nhận xét về mối liên hệ của các giá trị cường độ dòng điện tại các điểm trong đoạn mạch nối tiếp.
Từ số liệu thí nghiệm, nguồn 1 pin thì \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,0,5\,A\), nguồn 2 pin thì \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,0,9\,A\), rút ra mối liên hệ của các giá trị cường độ dòng điện tại các điểm trong đoạn mạch nối tiếp là bằng nhau.
Cường độ dòng điện tại các điểm trong đoạn mạch nối tiếp có giá trị bằng nhau.
\(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,{I_3}\, = ... = {I_n}\)
Dựa vào kiến thức đã biết về dòng điện và điện trở, lập luận để so sánh độ lớn điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với độ lớn của mỗi điện trở thành phần.
Dựa vào kiến thức đã biết về dòng điện và điện trở (Điện trở tương đương của đoạn mạch là điện trở thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Vì mọi điện trở đều có tác dụng cản trở dòng điện nên dòng chuyển dời này sẽ bị cản trở khi di chuyển qua mỗi điện trở.) từ đó, lập luận độ lớn điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp lớn hơn độ lớn của mỗi điện trở thành phần.
Khi đi qua nhiều điện trở hơn thì dòng chuyển dời này sẽ bị cản trở nhiều hơn khiến cho điện trở tương đương R của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp sẽ lớn hơn mỗi điện trở thành phần.
Cho ba điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 6 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp.
Sử dụng công thức tính điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\, + \,{R_3}\, + ... + {R_n}\).
\({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\, + \,{R_3}\); Thay số: \({R_{td}}\, = \,3\, + \,4\, + \,6\, = \,10\,\,\Omega \).
1. Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 60 Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 V.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
2. Biết rằng dây đèn trang trí trong hình 8.1 là một mạch điện gồm các đèn mắc nối tiếp. Hãy trả lời câu hỏi được đặt ra ở hoạt động mở đầu.
Sử dụng công thức tính điện trở tương đương, định luật Ohm, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp để xác định các trị yêu cầu cần tính.
1.
a) \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\, = \,30\, + \,60\, = \,90\,\,\Omega \)
Theo định luật Ohm, ta có: \(I = \,\frac{U}{{{R_{td}}}}\, = \,\frac{{12}}{{90}}\, \approx 0,133\,A\)
=> \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,0,133\,A.\)
b) \({U_1}\, = \,{I_1}{R_1}\, = \,\,0,133.30\, = \,4\,\,V.\); \({U_2}\, = \,{I_2}{R_2}\, = \,\,0,133.60\, = \,8\,\,V.\)
2. Đèn LED trong đoạn mạch điện trang trí có thể đồng loạt thay đổi độ sáng thông qua việc kết nối chúng trong một đoạn mạch nối tiếp.
Đặc điểm chính của đoạn mạch nối tiếp là dòng điện chạy qua mỗi thành phần theo cùng một đường dây. Khi áp dụng điện áp lên đoạn mạch này, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED liên tiếp. Điều này cho phép các đèn LED phản ứng đồng thời với sự thay đổi của điện áp hoặc dòng điện.
Nếu có một thành phần trong đoạn mạch nối tiếp bị thay đổi, như việc điều chỉnh điện trở hoặc áp dụng một biến áp điều chỉnh, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc các đèn LED có thể đồng loạt thay đổi độ sáng, vì chúng chia sẻ dòng điện chung trong mạch.
Nêu tác dụng của cầu chì và từ đó cho biết cầu chì được mắc như thế nào với các thiết bị điện cần được bảo vệ.
Tìm hiểu về cầu chì và tác dụng của chúng thông qua sách, báo, Internet và đưa ra được kết luận cho cách mắc cầu chì với các thiết bị điện cần được bảo vệ (mắc nối tiếp thì chỉ cần 1 thiết bị hỏng, đứt thì mạch hở, các thiết bị còn lại sẽ được an toàn).
Khi xảy ra đoản mạch hoặc cường độ dòng điện tăng quá mức thì dây chì trong cầu chì bị nóng chảy và đứt, làm ngắt mạch điện.
Cầu chì có tác dụng bảo vệ mạch điện.
Cầu chì được mắc nối tiếp với các thiết bị điện cần được bảo vệ.
1. Sử dụng định luật Ohm và đặc điểm của cường độ dòng điện trong đoạn mạch nói tiếp, hãy chứng minh mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa các điểm MP, PN và MN trong mạch điện ở hình 8.4 là UMN = UMP + UPN.
2. Xây dựng công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp.
Sử dụng định luật Ohm và đặc điểm của cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và vận dụng kĩ năng toán học, từ đó chứng minh mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa các điểm MP, PN và MN trong mạch điện ở hình 8.4 là UMN = UMP + UPN.
Xây dựng công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp khi biết mạch có 2 điện trở thì điện trở tương đương được xác định bằng công thức: \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\,\)
1.
Theo định luật Ohm \(I = \,\frac{U}{R}\, = > \,U = \,IR.\)
=> \({U_{MN}} = \,I.{R_{td}}\, = \,I.({R_1}\, + \,{R_2}) = \,I.{R_1}\, + \,I.{R_2}\);
\({U_{NP}} = \,{I_2}{R_2}\); \({U_{MP}} = \,{I_1}{R_1}\)
Mà \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\) => \({U_{MN}} = \,\,{I_1}.{R_1}\, + \,{I_2}.{R_2}\, = \,{U_{MP}}\, + \,{U_{PN}}\) (đpcm).
2.
Công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp: \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\, + \,{R_3}\, + ... + {R_n}\).
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK