Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?
A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.
B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.
C. Các cây sen trong một đầm sen.
D. Các con kiến trong một tổ kiến.
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.
=> Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ là một quần xã.
Chọn đáp án B.
Tập hợp các quần thể sinh vật được gọi là quần xã sinh vật khi thoả mãn các điều kiện nào dưới đây?
(1) Các quần thể thuộc cùng một loài.
(2) Các quần thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
(3) Các quần thể thuộc cùng một loài hoặc thuộc các loài khác nhau.
(4) Các quần thể cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
(5) Các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau.
(6) Các quần thể có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất
A. (1), (2), (3). B. (1), (4), (5).
C. (4), (5), (6). D. (3), (4), (5).
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Chọn đáp án C
Loài có vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái trong môi trường được gọi là
A. ưu thế. B. thường gặp. C. chủ chốt. D. ngẫu nhiên.
Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể và sinh khối lớn.
Chọn đáp án A
Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là
A. xương rồng và cây bụi. B. xương rồng và cây gỗ lớn.
C. cỏ và xương rồng. D. xương rồng, cỏ và cây bụi.
Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là xương rồng và cây bụi vì đây là những cây chịu hạn tốt.
Chọn đáp án A
Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài
A. ưu thế. B. thường gặp. C. chủ chốt. D. ngẫu nhiên.
Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài đặc trưng (thường gặp) vì có số lượng gần như tuyệt đối.
Chọn đáp án B
Các đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
A. Thành phần loài, thành phần nhóm tuổi.
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần loài, tỉ lệ giới tính.
D. Thành phần loài, độ đa dạng.
Đặc trưng cơ bản của quần xã là độ đa dạng trong quần xã và thành phần các loài trong quần xã.
Chọn đáp án D.
Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua sự phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
Chọn đáp án D
Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?
A. Rừng nhiệt đới. B. Rừng ôn đới lá kim.
C. Sa mạc. D. Đồng rêu đới lạnh.
Rừng nhiệt đới có lượng ánh sáng dồi dào cùng lượng mưa nhiều và ổn định do đó môi trường rất thuận lợi và đa dạng cho các loài sinh vật nên độ đa dạng của quần xã này là cao nhất.
Chọn đáp án A.
Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã?
A. Số lượng quần thể trong quần xã.
B. Các mối quan hệ trong quần xã.
C. Điều kiện khí hậu của quần xã.
D. Số lượng cá thể trong quần xã.
Điều kiện khí hậu của quần xã là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã
Chọn đáp án C.
Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã?
A. Tạo điều kiện cho các loài ưu thế phát triển mạnh mẽ lấn át các loài khác.
B. Bảo vệ môi trường sống của quần xã.
C. Tạo điều kiện cho loài đặc trưng phát triển kìm hãm sự phát triển của các loài khác.
D. Du nhập thêm các loài khác vào quần xã.
Bảo vệ môi trường sống của quần xã là hoạt động bảo vệ quần xã
Chọn đáp án B
Các nhận định trong bảng dưới là đúng hay sai? Đánh dấu x vào ô thích hợp.
Nhận định |
Đúng |
Sai |
(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định. |
||
(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã. |
||
(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây. |
||
(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của các quần xã ở vùng đó càng cao. |
||
(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới. |
||
(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao. |
Lý thuyết quần xã
Nhận định |
Đúng |
Sai |
(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định. |
x |
|
(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã. |
x |
|
(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây. |
x |
|
(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của các quần xã ở vùng đó càng cao. |
x |
|
(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới. |
x |
|
(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao. |
Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật
Lý thuyết quần thể và quần xã
Tiêu chí phân biệt |
Quần thể sinh vật |
Quần xã sinh vật |
Thành phần loài |
Một loài. |
Nhiều loài. |
Số lượng cá thể |
Thường ít hơn. |
Thường nhiều hơn. |
Các mối quan hệ |
Đơn giản: gồm mối quan hệgiữa các cá thể với môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài. |
Phức tạp: Gồm nhiều mối quan hệ đan xen: quan hệ giữa các cá thể với môi trường, quan hệ giữa các cá thể cùng loài và quan hệ giữa các cá thể khác loài. |
Không gian sống |
Thường nhỏ hơn. |
Thường rộng hơn. |
Thời gian hình thành và phát triển. |
Thường ngắn hơn. |
Thường dài hơn. |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK