Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Cánh diều Chủ đề IV. Tác dụng làm quay của lực Bài 19. Đòn bẩy trang 39, 40 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Đòn bẩy là dụng cụ dùng để A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật. B...

Bài 19. Đòn bẩy trang 39, 40 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Đòn bẩy là dụng cụ dùng để A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật. B...

Hướng dẫn cách giải/trả lời 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5, 19.6, 19.7, 19.8, 19.9, 19.10 Bài 19. Đòn bẩy trang 39, 40 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Đòn bẩy là dụng cụ dùng để A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật. B.

Câu hỏi:

19.1

Đòn bẩy là dụng cụ dùng để

A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật.

B. làm biến đổi màu sắc của vật.

C. làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

D. làm thay đổi khối lượng của vật.

Hướng dẫn giải :

Đòn bẩy là dụng cụ dùng để làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C


Câu hỏi:

19.2

Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?

A. Dùng kéo cắt giấy.

B. Dùng búa đóng đinh.

C. Dùng kìm cắt sắt.

D. Dùng búa nhổ đinh.

Hướng dẫn giải :

Dùng búa đóng đinh không dùng vật dụng như một đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B


Câu hỏi:

19.3

Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh

A. điểm tựa.

B. đầu chịu lực.

C. điểm giữa của đòn.

D. điểm tác dụng lực.

Hướng dẫn giải :

Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A


Câu hỏi:

19.4

Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là

A. yên xe.

B. khung xe.

C. má phanh.

D. tay phanh

Hướng dẫn giải :

Tay phanh ở xe đạp có vai trò như một đòn bẩy

Ở xe đạp có những bộ phận nào khi hoạt động sẽ giống như chiếc đòn bẩy?

Trong đó: O là điểm tựa; O1 là điểm tác dụng lực; O2 là điểm đặt vật.

image

Lực của tay tác dụng vào tay phanh, truyền lực qua dây phanh tới má phanh làm áp sát vào bánh xe, tạo ra lực ma sát giúp bánh xe quay chậm dần và dừng lại.


Câu hỏi:

19.5

Vật nào sau đây không thể dùng để tạo ra đòn bẩy?

A. Thanh sắt.

B. Cây gậy.

C. Bút chì.

D. Quả bóng

Hướng dẫn giải :

Quả bóng không thể dùng để tạo ra đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A


Câu hỏi:

19.6

Trong hình 19.1, để dùng búa nhổ đinh thì tay người nên tác dụng lực vào điểm nào, đầu A hay đầu B? Giải thích cách lựa chọn, chỉ rõ vị trí điểm tựa, cánh tay đòn và vẽ hướng của lực tác dụng khi đó.

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng kiến thức về đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Nên tác dụng lực vào đầu A của búa, tác dụng theo hướng từ trái qua phải. Khi đó sẽ tăng được khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để làm tăng mômen lực, gây ra tác dụng làm quay búa để nhổ đinh lên.


Câu hỏi:

19.7

Hình 19.2 mô tả một thanh gỗ đang nằm ngang trên ghế, đầu bên trái của thanh gỗ có buộc một vật.

a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?

b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng kiến thức về đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

a) Khi nâng vật, ta cần tác dụng lực hướng xuống. Điểm tựa lúc này là điểm M.

b) Khi hạ vật xuống, cần tác dụng lực hướng lên. Điểm tựa lúc này là điểm N.


Câu hỏi:

19.8

Ở chiếc kìm cắt dây thép (hình 19.3), mỗi nhánh kìm gồm cán và phần lưỡi cắt có thể quay quanh chốt cố định, có vai trò như đòn bẩy. Hãy sử dụng các mũi tên biểu diễn lực để mô tả cách dùng lực tác dụng lên cán kìm để cắt được dây thép.

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng kiến thức về đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Hai lực được vẽ tại cán kìm, các mũi tên hướng vào khoảng giữa hai cán kìm


Câu hỏi:

19.9

Một thanh gỗ dùng để nâng vật bằng cách tựa một đầu vào điểm M và tác dụng lực vào đầu A của thanh (hình 19.4). Lực tác dụng phải có hướng như thế nào?

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng kiến thức về đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Lực tác dụng vào đầu A có hướng lên trên.


Câu hỏi:

19.10

Ở chiếc kẹp gắp đồ vật trong hình 19.5, mỗi bên kẹp có vai trò như một đòn bẩy. Em hãy chỉ ra:

a) Cách dùng chiếc kẹp để gắp đồ vật.

b) Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và vật cần tác dụng lực khi dùng kẹp để gắp đồ vật.

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng kiến thức về đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

a) Để gắp được đồ, cần đưa vật vào khoảng giữa hai đầu kẹp, sau đó dùng lực của hai ngón tay ép vào hai nhánh của kẹp và hướng gần vào nhau.

b) Điểm tựa của hai đòn bẩy này là đầu uốn hai nhánh kẹp. Lực tác dụng ở khoảng giữa nhánh kẹp, vật cần tác dụng lực là vật cần kẹp.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK