Quan sát cánh cổng, hàng rào trong Hình 7.1 và cho biết chúng được gia công bằng những phương pháp nào?
Quan sát hình 7.1 để xác định các phương pháp gia công.
Các phương pháp gia công: cưa, đục, dũa.
Quan sát Hình 7.2 và gọi tên các bộ phận của cưa tay.
Quan sát hình 7.2 để xác định các bộ phận của cưa tay.
1. Khung cưa
2. Lưỡi cưa
3. Tay nắm
4. Chốt lắp cưa
5. Đai ốc căng lưỡi cưa
Dựa vào Hình 7.3, hãy mô tả cách cầm cưa và tư thế đứng cưa.
Quan sát hình 7.3 để xác định cách cầm cưa
Tay thuận cầm tay nắm, khuỷu tay và cánh tay tạo một góc 90o, tay còn lại cầm đầu kia khung cưa, người đứng thẳng, hai chân hợp với nhau một góc khoảng 75o.
Dựa và Hình 7.4 Hãy cho biết:
Chiều răng của lưỡi cưa được lắp như thế nào trong khung cưa?
Quan sát hình 7.4 và đọc nội dung của mục quy trình
Khi lắp lưỡi cưa phải lắp để răng cưa ngược hướng với tay nắm.
Trong hai động tác đẩy cưa và kéo cưa thì động tác nào thực hiện cắt kim loại?
Quan sát hình 7.4 và đọc nội dung của mục quy trình
Động tác đẩy cưa thực hiện cắt kim loại.
Nêu quy trình cắt kim loại bằng cưa tay.
Quan sát hình 7.4 và đọc nội dung của mục quy trình
Bước 1. Lấy dấu
Dùng mũi vạch dấu và thước để đánh dấu vị trí cần cắt lên phôi.
Bước 2. Kiểm tra lưỡi cưa
Kiểm tra lưỡi cưa được lắp đúng chiều cắt (ngược hướng với tay nắm) và còn sắc.
Bước 3. Kẹp phôi
Kẹp chặt phôi trên ê tô, vị trí vạch dấu cách mặt bên của ê tô khoảng 20-30 mm.
Bước 4. Thao tác cưa
Dùng tay thuận đẩy cưa đi với tốc độ từ từ theo phương nằm ngang, tay còn lại vừa ấn vừa đẩy đầu cưa, đồng thời mắt nhìn theo đường vạch dấu dễ điều khiển lưỡi cưa đi chính xác. Khi kéo cưa về, tay thuận kéo cưa về với tốc độ nhanh hơn lúc đẩy, tay còn lại không ấn.
Trong suốt quá trình cưa phải giữ cho khung của luôn ở vị trí thăng bằng, ổn định, không nghiêng ngả, quá trình đẩy cưa đi và kéo cưa về phải nhịp nhàng.
Dụng cụ nào thực hiện công việc đục ở Hình 7.6?
Quan sát hình 7.6 để xác định dụng cụ để thực hiện công việc đục.
Dụng cụ nào thực hiện công việc đục là búa và đục.
Kể tên các loại búa và đục mà em quan sát được ở Hình 7.7.
Kể tên các loại đục và búa trong hình 7.7
a) Búa đầu vuông
b) Búa đầu tròn
c) Đục đầu bằng
d) Đục đầu nhọn
Mô tả cách cầm đục và cách cầm búa ở Hình 7.8.
Quan sát hình 7.8 để xác định cách cầm đục và cách cầm búa.
Tay thuận cầm búa, cách đuôi cán búa một khoảng từ 20 - 30 mm.
Tay còn lại cầm đục, cách đuôi cán đục một khoảng từ 20 - 30 mm.
Mô tả vị trí và tư thế đứng của một người thợ khi đục ở Hình 7.9.
Quan sát hình 7.9 để xác định vị trí và tư thế đứng của người thọ khi đục.
Người đứng thẳng, chân thuận hợp với trục ngang của ê tô một góc 75o và hợp với chân còn lại một góc khoảng 75o.
Dựa vào Hình 7.10 em hãy cho biết:
Phôi được kẹp như thế nào trên ê tô?
Dựa vào hình 7.10 để xác định cách kẹp phôi trên êto
Phôi được kẹp chặt trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Dựa vào Hình 7.10 em hãy cho biết:
Nêu quy trình đục kim loại.
Dựa vào hình 7.10 và nội dung phần quy trình thực hiện đục.
Quy trình đục kim loại:
Bước 1. Lấy dấu
Dùng mũi vạch dấu lấy dấu đường đục hoặc chiều sâu phải đục trên phôi.
Bước 2. Kẹp phôi
Kẹp chặt phôi trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Bước 3. Thao tác đục
Đặt lưỡi đục hợp với mặt phẳng cần đục một góc khoảng 30°. Đánh búa nhẹ nhàng bằng cánh tay kết hợp với cổ tay cho lưỡi đục ăn vào phôi. Tiếp tục đánh búa mạnh và đều cho đến khi đục hết lớp kim loại.
Mắt luôn nhìn theo lưỡi đục để điều chỉnh chiều sâu đục đều nhau.
Quan sát Hình 7.11 và điền số thứ tự tương ứng với loại dũa theo gợi ý ở bảng sau:
Dựa vào hình 7.11 để xác định tên các loại dũa.
Quan sát Hình 7.12 và mô tả cách cầm dũa.
Thông qua nội dung bài học và hình 7.12 nêu các bước cầm dũa.
Tay thuận nắm cán dũa, bốn ngón tay bao quanh phía dưới cán dũa, ngón cái ở phía trên dọc theo chiều dài của dũa.
Đặt lòng bàn tay còn lại lên đầu mũi dũa, cách đầu mũi dũa khoảng 20 đến 30 mm.
Quan sát Hình 7.13 và cho biết:
Tư thế đứng khi dũa.
Thông qua nội dung bài học và hình 7.13.
Tư thế đứng khi dũa:
Người đứng thẳng, thân người tạo thành góc khoảng 45° so với đường tâm của má ê tô. Bàn chân thuận đặt cách cạnh của bàn nguội một khoảng 150 mm, bàn chân còn lại tạo góc khoảng 75° so với chân thuận, cánh tay và cẳng tay hợp thành góc 90°. Mắt luôn nhìn về hướng chuyển động của dũa khi thao tác.
Quan sát Hình 7.13 và cho biết:
Tư thế đứng không đúng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình làm việc?
Thông qua nội dung bài học và hình 7.13
Tư thế đứng không đúng cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.
Quan sát Hình 7.14 và cho biết:
Các chuyển động của dũa. Chuyển động nào chuyển động cắt gọt?
Xác định các chuyển động có trong hình 7.14 (dựa vào chiều của các mũi tên)
Chuyển động tịnh tiến lên trước để cắt gọt.
Chuyển động kéo về đồng thời dịch chuyển sang ngang 1/3 chiều rộng dũa.
Quan sát Hình 7.14 và cho biết:
Ảnh hưởng của việc lực ấn lên đuôi dũa và đầu dũa không đều nhau.
So sánh mặt bằng phẳng khi lực ấn lên dũa đều tay và không đều tay.
Lực ấn lên đuôi dũa và đầu dũa không đều nhau bề mặt gia công sẽ không bằng phẳng, không mịn, chỗ thấp chỗ cao, không đạt đúng yêu cầu.
Quan sát Hình 7.14 và cho biết:
Tóm tắt quy trình dũa kim loại.
Dựa vào nội dung phần quy trình thực hiện các thao tác dũa và hình 7.14
Bước 1. Kẹp phôi
Kẹp chặt phôi trên ê tô giống như khi đục.
Bước 2. Thao tác dũa
Dùng 2 tay ấn đều cán dũa và đầu dũa, đồng thời đẩy dũa tịnh tiến lên phía trước để cắt gọt. Khi gần hết chiều dài lưỡi cắt, kéo dũa về với tốc độ nhanh hơn, đồng thời dịch chuyển sang ngang khoảng 1/3 chiều rộng dũa. Các thao tác dũa được lặp đi lặp lại.
So sánh các thao tác khi cưa, đục và dũa.
So sánh các thao tác cưa, đục, dũa về các tiêu chí: cách cầm; tư thế đứng, quy trình.
Lập quy trình và thực hành gia công một chi tiết bằng các phương pháp gia công đã học.
Quan sát các hình về cách gia công một chi tiết theo phương pháp cưa, đục, đũa.
HS tự tiến hành thực hiện gia công một chi tiết theo các phương pháp cưa, đục, dũa.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK