Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 15.5, trình bày những nét chính vềnông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời nhà Nguyễn.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 15.5
* Nông nghiệp
- Thực hiện nhiều chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp, như khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang, tu sửa đê điều, đảo kênh mương, đặt chức Doanh điền sứ...
- Mở rộng diện tích đất canh tác trên cả nước (năm 1847 đạt gần 4,3 triệu mẫu), nhiều đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kì.
- Phần lớn ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ, nông dân không cóhoặc có ít ruộng cày cấy. Hằng năm lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Tình trạng ruộng đất hoang hoá còn phổ biến.
* Thủ công nghiệp
- Lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng tàu,... ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và tập trung thợ giỏi ở các địa phương về sản xuất.
- Nghề thủ công truyền thống trong dân gian được tiếp tục duy trì, với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), lụa Bảo An (Quảng Nam)...
- Tuy nhiên, do chế độ công tượng hà khắc và thuế khoá nặng nề, sảnxuất thủ công nhìn chung kém phát triển.
* Thương nghiệp
- Về nội thương
+ Đất nước thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán trong nước.
+ Các vua nhà Nguyễn tích cực cho sửa sang đường sá, đào sông ngòi để thuận tiện cho việc đi lại. Nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.
- Về ngoại thương
+ Tiếp tục duy trì trao đổi, buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực như Xiêm, Mã Lai,... Sản phẩm trao đổi chủ yếu là gạo, đường, lâm sản, len, dạ, đồ sứ, vũ khí,...
+ Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn hạn chế trao đổi buôn bán. Hoạt động giao thương với nước ngoài của tư nhân bị kìm hãm.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK