Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Chủ đề 9. Sinh quyển Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 198, 199, 200 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao? Quan sát hình 43...

Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 198, 199, 200 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao? Quan sát hình 43...

Trả lời bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 198, 199, 200 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều - Chủ đề 9. Sinh quyển. Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 198

Mở đầu

Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái ĐấtCâu hỏi Vì saoCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại hệ sinh thái bài 41

Lời giải chi tiết :

Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là sinh quyển. Vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Câu hỏi 1

Quan sát hình 43.1 và nêu các thành phần cấu trúc của Sinh quyển

image

Hướng dẫn giải :

Sinh quyển là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường.

Lời giải chi tiết :

Các thành phần cấu trúc của sinh quyển gồm: Khí quyển, địa quyển và thủy quyển.

Câu hỏi 2

Dựa vào yếu tố nào để phân chia các khu sinh họcCâu hỏi Có những khu sinh học chủ yếu nàoCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Khu sinh học là các hệ sinh thái lớn đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lý xác định.

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào yếu tố đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lý xác định để phân chia các khu sinh học.

- Những khu sinh học chủ yếu gồm: khu sinh học trên cạn (đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương bắc, rừng rụng lá theo mùa ôn đới, thảo nguyên, savan, sa mạc và hoang mạc, rừng nhiệt đới) và khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 200

Câu hỏi 1

Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học

Hướng dẫn giải :

Ở mỗi khu sinh học, mỗi loài sinh vật có những sự thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 201

Câu hỏi 1

Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sốngCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Mỗi khu sinh học sẽ có những đặc điểm về hệ động vật, thực vật khác nhau để thích nghi với điều kiện môi trường sống.

Lời giải chi tiết :

Hệ sinh thái nước đứng

Hệ sinh thái nước chảy

Hệ động vật

Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

Hệ thực vật

Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.

Câu hỏi 2

Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơiCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Vùng ven bờ có điều kiện về môi trường sống đa dạng hơn, thích hợp với sự phát triển của nhiều loài.

Lời giải chi tiết :

Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK