CH 3. Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nàoCâu hỏi |
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
LT 4. Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa họcCâu hỏi |
Nắm được chức năng và các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thực ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản.
→ Ở dạ dày, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa cơ học dựa trên sự co bóp của dạ dày. Tiêu hóa hóa học qua quá trình xúc tác của enzyme pepsin có trong dạ dày.
CH 4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm |
An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là:
Nguy cơ từ những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người dân.
Nguy cơ từ động vật: sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp. Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, chất bảo quản.
Môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn nước → ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.
Do quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
LT 5. Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến. |
Nắm được các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến
Một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong:
*Khâu sản xuất: cần tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học hoặc thức ăn tăng trọng, vệ sinh chuồng trại…Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường
*Vận chuyển và bảo quản: cần phân loại, đóng gói thực phẩm, lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,...
*Sử dụng và chế biến: Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần bảo đảm hợp vệ sinh như: ngâm, rửa kĩ, nấu chín,...
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK