Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Chủ đề 3. Khối lượng riêng và áp suất Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 85, 86, 87, 88, 89, 90 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng...

Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 85, 86, 87, 88, 89, 90 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng...

Trả lời bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 85, 86, 87, 88, 89, 90 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều - Chủ đề 3. Khối lượng riêng và áp suất. Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng căng lên. Nếu ấn tay vào quả bóng...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 85 Khởi động

Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng căng lên. Nếu ấn tay vào quả bóng, ta có thể cảm nhận được một lực đẩy tác dụng lên ngón tay hoặc nếu bóp quá mạnh, quả bóng có thể bị vỡ. Vì sao như vậyCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết :

Lượng nước bên trong đã tác động áp lực lên thành quả bóng khiến bóng căng lên, chúng chính áp lực đấy đã tác động vào ngón tay khi ấn vào quả bóng, và ấn mạnh quá áp lực này sẽ làm bóng vỡ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 85 Câu hỏi

Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình khôngCâu hỏi Vì saoCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tìm kiếm thông tin trong SGK để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chất lỏng đựng trong bình chứa có gây áp suất lên đáy bình vì khối chất lỏng có trọng lượng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 86 Câu hỏi 1

Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng trònCâu hỏi

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm trông tin để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Do lượng nước trong quả bóng tác dụng áp lực lên trên thành quả bóng, nên khi bóp ở giữ, áp lực bị dồn về phía hai đầu, khiến quả bóng căng tròn ở hai đầu.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 86 Câu hỏi 2

Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời

Lời giải chi tiết :

Vận dụng - Kích thủy lực

image

- Thang máy thủy lực

image

- Hệ thống phanh xe cơ giới

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 87 Câu hỏi

Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng khôngCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tìm kiếm thông tin SGK để trả lời

Lời giải chi tiết :

Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng vì chất khí có trọng lượng nên mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của không khí, hay áp suất khí quyển.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 88 TN

Tiến hành thí nghiệm như hình 17.8, giải thích vì sao khi một đầu của ống bị bịt kín và nghiêng theo các phương các nhau mà nước vẫn không chảy ra khỏi ống.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kết quả thí nghiệm và những điều đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Bịt tay vào một đầu ống khiến áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống, áp suất này giữu cho nước không bị chảy ra khỏi ống.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 88 Câu hỏi

1. Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2. Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêuCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

1. Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời.

2. Sử dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\) để tính.

Lời giải chi tiết :

1. Vận dụng - Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía vì khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.

- Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.

2. Áp suất của không khí là khoảng p = 100 000 Pa

60 cm = 0,6 m; 120 cm = 1,2 m

Diện tích tiếp xúc là:

S = 0,6 x 1,2 = 0,72 (m2)

Áp lực do khí quyển tác dụng lên là:

P = F = p.S = 100 000 x 0,72 = 72000 (N)

Để tạo ra một áp lực tương tự cần đặt lên bàn một vật có khối lượng:

\(P = 10.m \Rightarrow m = \frac{P}{{10}} = \frac{{72000}}{{10}} = 7200kg\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Câu hỏi 1

Ta cũng có thể cảm nhận tiếng động mạnh trong tai trong trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống. Giải thích hiện tượng này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tìm kiếm thông tin trong SGK để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Do khi độ cao giảm quá nhanh, áp suất khí quyển tăng đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tai giữa nhỏ hơn áp suất ở tai ngoài), đẩy màng nhĩ vào phía trong. Sự di chuyển của màng nhĩ tạo “tiếng động” trong tai.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Câu hỏi 2

Vì sao không sử dụng được giác mút với tường nhámCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết :

Do tường nhám sẽ khiến cho không khí không được đẩy ra ngoài, nên áp suất khí quyển ở bên trong, bên ngoài giác mút là như nhau, nên không tạo ra được sự chênh lệch áp suất mà khiến cho giác mút không dính được.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Câu hỏi 3

Một số bình xịt đã cạn dung dịch, khi ấn nút xịt, ta có thể nghe thấy tiếng xì mạnh. Vì saoCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết :

Do khi cạn dung dịch, trong bình sẽ còn lại không khí. Không khí vẫn di chuyển trong vòi xịt khi ta ấn nút, tạo thành tiếng xì mạnh.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Câu hỏi 4

Năm 1654, nhà khoa học Ghê-rich (Otto von Guericke) - Thị trưởng của Magdebourg tiến hành một thí nghiệm lịch sử: Úp chặt hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoẳng 30cm với nhau và hút không khí trong không gian giữa hai bán cầu. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con kéo từng bán cầu cũng không tách được hai bán cầu này rời ra. Giải thích thí nghiệm này

Lời giải chi tiết :

Vì khí rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng không, trong khi đó vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào với nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 90 Câu hỏi

Nêu và phân tích một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống con người

- Đồng hồ đo chỉ số áp suất: đây là thiết bị chuyên dụng để đo đạc áp suất chất lỏng, hơi, khí,.. Áp lực nước lên hệ thống chuyển động của đồng hồ sẽ làm bánh răng quay, kim đồng hồ sẽ trỏ đến dải áp áp suất trên mặt đồng hồ thiết bị đo để cho chúng ta nhận biết được mức áp suất trên hệ thống như thế nào. Thường dùng để đo áp suất trực tiếp tại điểm cần đo đạc

- Cảm biến áp suất chuyển sang tín hiệu điện: là thiết bị truyền tín hiệu thành dạng tín hiệu điện để hiển thị cho người dùng biết

- Cảm biến đo áp suất có mặt đồng hồ điện tử: thiết bị đã tích hợp mặt đồng hồ điện tử để hiển thị ngay giá trị tại điểm cần đo và suất được tín hiệu điện để đưa đến bộ xử lý và điều khiển


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK