Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Chủ đề 2. Acid - Base - pH - Oxide - Muối Câu hỏi trang 71 Câu hỏi Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta, em hãy tìm hiểu và cho biết...

Câu hỏi trang 71 Câu hỏi Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta, em hãy tìm hiểu và cho biết...

. Trả lời câu hỏi trang 71 Câu hỏi, Bài 13. Phân bón hóa học - Chủ đề 2. Acid - Base - pH - Oxide - Muối sách Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều

Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta, em hãy tìm hiểu và cho biết: Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia thành mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn đó cần bón cho lúa loại phân nào.

Lời giải chi tiết :

- Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn mạ; giai đoạn đẻ nhánh; giai đoạn làm đòng; giai đoạn tạo hạt.

- Kỹ thuật bón phân cho lúa trong từng giai đoạn:

+ Giai đoạn mạ, thực hiện bón lót.

Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.

Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.

+ Giai đoạn đẻ nhánh, thực hiện bón thúc cây đẻ nhánh.

Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết.

+ Giai đoạn làm đòng, bón thúc cây lúa trổ đòng

Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.

+ Giai đoạn tạo hạt

Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK