Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lý (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)Câu hỏi
Dựa vào hình 1.1 và kiến thức về biến đổi hóa học và vật lý để trả lời câu hỏi.
- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:
d) Đốt mẩu giấy vụn.
e) Đun đường.
g) Đinh sắt bị gỉ.
- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lý (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….):
a) Xé mẩu giấy vụn.
b) Hoà tan đường vào nước.
c) Đinh sắt bị uốn cong.
: Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, …) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lý của muối ăn).
Dựa vào quá trình biến đổi vật lý trả lời câu hỏi
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật líCâu hỏi Giải thích.
Dựa vào hình 1.1 SGK trang 12 trả lời câu hỏi
Các quá trình vật lý trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lý do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lý do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.
c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lý do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Dựa vào những hiểu biết của em và những biến đổi vật lý ngoài đời sống để trả lời câu hỏi.
Một số hiện tượng vật lý trong thực tế:
+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.
+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
+ Uốn cong thanh sắt.
Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học.
Dựa vào hiểu biết của em và quan sát những biến đổi hóa học ngoài đời sống.
Một số hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học là:
+ Đốt cháy than để đun nấu.
+ Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.
+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá họcCâu hỏi Giải thích.
Dựa vào hình 1.1 sách giáo khoa trang 12 để trả lời câu hỏi
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:
d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.
e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét…)
g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.
Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu nào dùng để phân biệt sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hoá họcCâu hỏi
Dựa vào thí nghiệm và kiến thức đã học về biến đổi tính chất vật lý để trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu dùng để phân biệt sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hoá học là sự tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi vật lí: không tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi hoá học: có sự tạo thành chất mới.
Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học.
Dựa vào hình 1.3 SGK trang 14 để trả lời câu hỏi
+ Quá trình diễn ra sự biến đổi vật lí: b và d.
+ Quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học: a và c.
Nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hoá học.
Dựa vào kiến thức đã học về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học để trả lời câu hỏi.
Điểm khác nhau giữa sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hoá học:
+ Biến đổi vật lí: chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
+ Biến đổi hoá học: chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hoá họcCâu hỏi
a) Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.
b) Hiện tượng băng tan.
c) Thức ăn bị ôi thiu.
d) Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).
Dựa vào kiến thức đã học về biến đổi hóa học và biến đổi vật lý để trả lời câu hỏi.
+ Trường hợp a và b diễn ra sự biến đổi vật lý do không có sự tạo thành chất mới.
+ Trường hợp c và d diễn ra sự biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK