Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Chủ đề 2. Acid - Base - pH - Oxide - Muối Bài 12. Muối trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12. 1). Vậy muối là ...

Bài 12. Muối trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12. 1). Vậy muối là ...

Hướng dẫn giải bài 12. Muối trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Chủ đề 2. Acid - Base - pH - Oxide - Muối. Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12. 1). Vậy muối là gì? Muối có những tính chất hoá học nào?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Mở đầu

Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12.1). Vậy muối là gìCâu hỏi Muối có những tính chất hoá học nàoCâu hỏi Mối liên hệ giữa muối với các loại hợp chất khác được thể hiện như thế nàoCâu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

- Tính chất hoá học của muối:

+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

- Mối liên hệ giữa muối và các hợp chất khác được thể hiện bằng sơ đồ sau:

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 63 Câu hỏi

Cho biết các muối: Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3.

Lời giải chi tiết :

Muối

Na3PO4

MgCl2

CaCO3

CuSO4

KNO3

Acid tương ứng

H3PO4

HCl

H2CO3

H2SO4

HNO3


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 63 Luyện tập1

Gọi tên các muối sau: KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.

Hướng dẫn giải :

Tên muối = tên cation + tên anion

Công thức hoá học

Tên gọi

KCl

Potassium chloride

ZnSO4

Zinc sulfate

MgCO3

Magnesium carbonate

Ca3(PO4)2

Calcium phosphate

Cu(NO3)2

Copper(II) nitrate

Al2(SO4)3

Aluminium sulfate

Lời giải chi tiết :

Công thức hoá học

Tên gọi

KCl

Potassium chloride

ZnSO4

Zinc sulfate

MgCO3

Magnesium carbonate

Ca3(PO4)2

Calcium phosphate

Cu(NO3)2

Copper(II) nitrate

Al2(SO4)3

Aluminium sulfate


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 63 Luyện tập2

Sử dụng bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4

Hướng dẫn giải :

Sử dụng bảng tính tan của muối.

Lời giải chi tiết :

Các muối tan trong nước là: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, MgSO4.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Luyện tập3

Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hoá học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán sự thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Kim loại tác dụng với muối.

- Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

- Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.

Lời giải chi tiết :

- Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

- Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Luyện tập4

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Kim loại tác dụng với muối.

Lời giải chi tiết :

Phương trình hoá học xảy ra:

a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Thực hành1

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, miếng bìa màu trắng.

Hoá chất: Mẩu dây đồng, dung dịch AgNO3.

Tiến hành

Cho mẩu dây đồng (dài khoảng 2 cm) vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch AgNO3. Đặt miếng bìa trắng sau ống nghiệm.

Mô tả các hiện tượng xảy ra.

Bề mặt sợi dây đồng và màu dung dịch trong ống nghiệm thay đổi như thế nàoCâu hỏi Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Mẩu dây đồng tan dần, có lớp kim loại trắng bạc bám ngoài dây đồng, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

- Bề mặt sợi dây đồng có lớp kim loại trắng bạc, dung dịch trong ống nghiệm đậm màu dần. Do dung dịch AgNO3 đã phản ứng với kim loại Cu theo phương trình hoá học sau:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.

Dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Thực hành2

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch BaCl2, dung dịch H2SO4 loãng.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 ml dung dịch BaCl2 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 vào ống nghiệm (khoảng 5 giọt).

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: Dung dịch BaCl2 phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo thành kết tủa trắng là BaSO4. Phương trình hoá học:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 65 Luyện tập5

Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.

b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.

Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với acid.

Lời giải chi tiết :

a) Hiện tượng: có khí thoát ra.

Giải thích: H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 theo phương trình hoá học: H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.

b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: HCl tác dụng với AgNO3 sinh ra kết tủa trắng là AgCl theo phương trình hoá học: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 65 Thực hành3

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm.

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với base.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.

- Giải thích: CuSO4 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa Cu(OH)2 có màu xanh. Phương trình hoá học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 65 Luyện tập6

Viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH.

b) Dung dịch CuCl2 tác dụng với dung dịch KOH.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với base.

Lời giải chi tiết :

a) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

b) CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + 2KCl


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Thực hành4

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch Na2CO3, dung dịch CaCl2.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 mL dung dịch Na2CO3 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt CaCl2 vào ống nghiệm.

Báo cáo kết quả, thảo luận

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 sinh ra kết tủa trắng là CaCO3 theo phương trình hoá học:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Luyện tập8

Viết phương trình hoá học xảy ra giữa các dung dịch sau:

a) Dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3.

b) Dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2.

c) Dung dịch K2CO3 với dung dịch Ca(NO3)2.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với muối.

Lời giải chi tiết :

a) NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3.

b) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.

c) K2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3↓ + 2KNO3.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Luyện tập9

Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

CuO → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2

Hướng dẫn giải :

Sửa dụng tính chát hóa học của muối và oxide base.

Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

(1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

(2) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CuCl2.

(3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.

Lời giải chi tiết :

Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

(1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

(2) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CuCl2.

(3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 67 Vận dụng

Muối Al2(SO4)3 được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, thuộc da, làm trong nước, … Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành khi cho 51 kg Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4.

Hướng dẫn giải :

Đổi 51 kg = 51000 gam.

nAl2O3 = 51000 : 102 = 500 (mol)

Phương trình hoá học:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Theo phương trình hoá học có:

nAl2(SO4)3=nAl2O3 = 500 (mol)

Khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là:

m = 500 × [27 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3] = 171000 gam = 171 kg.

Lời giải chi tiết :

Đổi 51 kg = 51000 gam.

nAl2O3 = 51000 : 102 = 500 (mol)

Phương trình hoá học:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Theo phương trình hoá học có:

nAl2(SO4)3=nAl2O3 = 500 (mol)

Khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là:

m = 500 × [27 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3] = 171000 gam = 171 kg.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK