(trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”, tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Lão Hạc.
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm.
Các bài viết viết về tác phẩm Lão Hạc: Lão Hạc - Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao,...
Bài viết Lão Hạc - Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao,...
Học sinh có thể tham khảo bài viết về tác phẩm Lão Hạc từ các link sau:
https://thichvanhoc.com.vn/cam-nhan-lao-hac/#gsc.tab=0
https://hoatieu.vn/hoc-tap/vi-sao-lao-hac-phai-ban-cau-vang-212646
Câu 1 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích gì?
Đọc kĩ đoạn văn bản
Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.
Dẫn dắt vấn đề muốn làm rõ trong bài viết.
Nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.
Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề nào nêu ở phần (1)?
Đọc kĩ đoạn văn bản
Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề mà tác giả nghiệm ra ở tác phẩm "Một, ông đã đưa hoạt động... hệ lụy của chúng”
Vấn đề mà tác giả nghiệm ra ở tác phẩm "Một, ông đã đưa hoạt động... hệ lụy của chúng”
Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Điều mà người viết phát hiện ra phía sau “cách thức trò chuyện” là những gì?
Đọc kĩ đoạn văn bản
Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện” là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...
Các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình.
Câu 4 (trang 88, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ những “điểm nhìn tự sự”, người viết khẳng định điều gì?
Đọc kĩ đoạn văn bản
Từ những "điểm nhìn tự sự”, người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.
Khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.
Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Luận điểm được trình bày ở phần (3) là gì?
Đọc kĩ phần (3)
Luận điểm được trình bày ở phần 3 là: Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.
Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể xem phần (4) là kết bài không? Vì sao?
Đọc kĩ phần (4)
Có thể xem phần 4 là kết bài vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết.
Có vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết.
Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.
Đọc kĩ nhan đề, xác định bố cục
- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.
- Luận điểm:
+ Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;
+ Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).
Luận đề |
Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc |
Luận điểm |
- Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật - Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc. |
Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm
c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết
Đọc kĩ phần (2)
a. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.
b.
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. |
Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. |
Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. |
Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.
b.
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. |
Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. |
Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. |
Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
Đọc kĩ phần (3)
Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
- Góp phần đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện
- Cách lập luận giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm.
Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần (4) khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?
Đọc kĩ phần (4)
Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài.
Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện
- Khái quát lại nội dung toàn bài.
- Khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.
Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Đọc kĩ văn bản
Đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao:
Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.
Đoạn văn: “Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.”
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?
Trả lời theo ý hiểu
Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn về nội dung, nghệ thuật và thông điệp mà tác giả Nam Cao muốn truyền tải qua Lão Hạc đồng thời thấy được tinh thần nhân vật, nhân đạo cao cả của tác phẩm Lão Hạc.
Về nội dung, nghệ thuật và thông điệp đồng thời thấy được tinh thần nhân vật, nhân đạo cao cả của tác phẩm Lão Hạc.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK