Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bản thơ.
Đọc và phân tích hai câu thực và hai câu luận
Cách 1
Trong hai câu thực, những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội. Sĩ tử là người đi thi quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời.
Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. "Váy lê quét đất” đối với "Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể). Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa.
Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.
Cách 2:
- Những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội.
- Nghệ thuật đảo ngữ đã vẽ nên hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm.
- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay.
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.
Cách 3:
- Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.
+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...
+ Không chỉ có sự đối nhau chặt chẽ giữa các loại từ, các hình ảnh giữa câu thực 1 và câu thực 2 (sĩ tử - quan trường), câu luận 1 và câu luận 2 (quan sứ - mụ đầm) mà còn có sự đổi nhau trong hình ảnh được tạo nên ở hai câu thực với hình ảnh ở hai câu luận (sĩ tử, quan trường với quan sứ, mụ đầm), từ đó, vẽ ra một cách sâu sắc hơn quang cảnh lộn xộn, phản cảm, nhục nhã trong kì thi Hương ở trường thi Hà - Nam.
- Việc sử dụng triệt để các phép đối cũng tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hài, cái đáng cười mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi ở cái chốn vốn được coi là tôn nghiêm như trường thi, nơi lựa chọn nhân tài cho đất nước lại có sự hiện diện của kẻ thù xâm lược, những kẻ ngạo mạn ngoại bang, đi theo chúng là những “mụ đầm” kệch cỡm. Chốn tôn nghiêm ấy, do quy định từ xưa, vốn không phải là nơi xuất hiện của phụ nữ, nay lại có mặt những người đàn bà ngoại bang xạ lạ. Điều này càng làm tăng thêm nỗi nhục nhã chốn khoa cử dưới cái nhìn của các sĩ tử đương thời. Các câu thực, luận đã thể hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thống đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn, kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.
- Ngôn từ ở đây được sử dụng khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu ngữ, được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, các từ gây ấn tượng như từ láy tượng hình “lôi thôi”, từ tượng thanh “ậm oẹ” được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh sự bệ rạc, phi truyền thống nơi trưởng thị.
+ Sĩ từ ngày xưa đi thì dù phải mang lều chõng nhưng tư thế vẫn đường hoàng, đĩnh đạc, đầu ngẩng cao, tự tin. Nay trông bệ rạc vì phải đi một chặng đường dài, mệt nhọc, vai đeo thêm lọ nước để uống và nấu nướng dọc đường. Tin tức nhà cầm quyền bỏ thi chữ Hán, bắt phải thi chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp càng làm cho các sĩ tử hoảng loạn, lo lắng.
+ Tiếng “ậm ọe” ra oai từ chiếc loa của các quan trường – lớp quan trường nay đã là công cụ trong tay người Pháp, sự lo sợ dân chúng nổi loạn của nhà cầm quyền càng làm cho cảnh trưởng thi như chứa chất thêm nhiều điều bất ổn.
+ Các từ “lôi thôi”, “ậm oẹ”, “quan sứ”, “mụ đầm”, cũng là những khẩu ngữ và từ ngữ mới được đưa vào bài thơ từ cuộc sống đời thường.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK