(trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
1.1. Phân tích một tác phẩm thơ cũng như phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6), đều có yêu cầu chung là chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các em cũng có thể đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, nêu những nhận xét riêng của bản thân về tác phẩm. Tác phẩm thơ có thể là bài thơ hoặc tập thơ. Bài 7 tập trung vào việc rèn luyện phân tích một bài thơ theo các yêu cầu nêu trên.
1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ tác phẩm, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.
- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các bằng chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm.
- Liên hệ, so sánh với các bài thơ có cùng đề tài, chủ đề, thể loại để làm sáng tỏ thêm giá trị của bài thơ được phân tích.
- Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của bài thơ, về giá trị, sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như bản thân em.
(trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đề bài: Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương.
Viết bài văn theo hướng dẫn
Bài làm tham khảo:
Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Và “Vịnh khoa thi hương” cũng là một tác phẩm như thế.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu kì thi Hương năm ấy:
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Kì thi này được tổ chức một cách bình thường, cứ ba năm một lần. Nhưng điều bất thường của nó là, các thí sinh của trường Hà Nội cũng bị dồn về trường Nam Định để thi. Chỉ một từ “lẫn”, tác giả đã khéo léo nói lên tình trạng hồn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương năm ấy.
Và đúng là, việc thi cử ấy tạp nham thật:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Thật là đáng buồn và đáng cười thay!
Trong cái nhốn nháo, tạp nham ấy, hai nhân vật “quan trọng” xuất hiện một cách hoành tráng:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra”
Theo như lịch sử, kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng toàn quyền Pháp và vợ chồng tôn công sứ Nam Định đến dự. Đang trong không khí trường thi căng thẳng, vậy mà quan sứ và vợ vẫn được đón tiếp một cách long trọng, “lọng cắm rợp trời”, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Kẻ xâm lược được đón tiếp một cách tốt nhất, đặt lên một vị trí cao nhất cho thấy một thực trạng đau lòng nước ta thời bấy giờ – một xã hội mà thực dân nắm quyền và xã hội phong kiến chỉ làm bù nhìn. Ở đây, Tú Xương dùng từ vô cùng đắt, gọi “quan sứ” một cách quan trọng, nhưng lại gọi vợ chúng là “mụ đầm”. “Mụ” là một từ để chỉ người đàn bà không ra gì, là cách gọi thô tục. Tú Xương “chửi” một cách vô cùng sắc bén. Vừa châm biếm, nhưng đó cũng vừa là nỗi đau xót, căm hận của một con người phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
Trước cảnh nhốn nháo, biến chất ấy, nhà thơ đã phải thốt lên rằng:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Hai câu thơ vừa là lời tự vấn bản thân, cũng là tự vấn những người đồng cảnh ngộ. Có mấy người còn nghĩ đến nỗi nhục của cảnh nước mất nhà tan, mà cùng nhau đứng lên hành động? Có bao nhiêu người vẫn đang mù quáng tin vào nhà nước, tin vào chính quyền mà không chịu nhìn vào thực tế?
Thơ của Tú Xương, là sự kết hợp của cả hiện thực và trữ tình. Từ việc tả lại kì thi Hương đã thoái hóa, biến chất, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh đất nước bị tù đày, đàn áp bởi bọn thực dân, đồng thời cũng bày tỏ nỗi niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của một người, một thế hệ trí thức yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK