Câu 1. Lãnh thổ châu Âu kéo dài
A. từ khoảng 36°B đến 71°B.
B. từ khoảng 36°N đến 71°N
C. từ khoảng 3620 B đến 34°51B.
D. từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. So với các châu lục khác trên thế giới, châu Âu có diện tích
A. lớn nhất.
B. nhỏ nhất.
C. lớn thứ tự.
D. lớn thứ năm.
Đáp án đúng là: D
Câu 3. Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi dãy núi
A. Cac-pat.
B. U-ran
C. An-pơ.
D. Hi-ma-lay-a.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Châu Âu được ngăn cách với châu Phi bởi biển nào sau đây?
A. Địa Trung Hải.
B. Biển Đỏ
C. Biển Đen.
D. Bien Ca-xpi.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Hình dạng lãnh thổ châu Âu trong tựa như
A. một hình khối lớn.
B. một chiếc ủng.
C. một bán đảo lớn.
D. một con hổ.
Đáp án đúng là: C
Câu 6. Hai khu vực địa hình chính của châu Âu là
A. Sơn nguyên và cao nguyên
B. đồng bằng và miền núi.
C. đồi thấp và đồng bằng.
D. đồng bằng và vùng ven biển.
Đáp án đúng là: B
Câu 7. Cho hình sau:
a) Hãy đặt tên các địa danh sau đây vào vị trí được đánh số trong hình.
A. Dãy U-ran. |
B. Dãy An-pơ. |
C. Dãy Cac-pat. |
D. Dãy Xcan-đi-na-vi. |
E. Đồng bằng Đông Âu |
G. Đồng bằng Bắc Âu. |
H. Địa Trung Hải. |
I. Biển Đen |
K. Biển Ban-tích. |
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu.
Yêu cầu a) Điền tên các địa danh theo thứ tự dưới đây
(1) - Đồng bằng Bắc Âu. |
(2) - Biển Đen |
(3) - Dãy Cac-pat. |
(4) - Đồng bằng Đông Âu |
(5) - Biển Ban-tích. |
(6) - Địa Trung Hải. |
(7) - Dãy U-ran. |
(8) - Dãy Xcan-đi-na-vi. |
(9) - Dãy An-pơ. |
Yêu cầu b) Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu:
Khu vực địa hình |
Đặc điểm |
Đồng bằng |
- Chiếm 2/3 diện tích châu lục - Phân bố chủ yếu ở phía đông. |
Miền núi |
- Địa hình núi già: phân bố ở phía Bắc và trung tâm châu lục; chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoải. - Địa hình núi trẻ: phân bố ở phía nam châu lục, phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình. |
Câu 8. Cho hình sau
a) Hãy đặt tên các đới khí hậu sau đây vào đúng vị trí được đánh số trong hình 1.2
A. Đới khí hậu cực và cận cực
B. Đới khí hậu ôn đới
C. Đới khí hậu cận nhiệt đới
b) Hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm Bret, Ca-dan và Pa-léc-mô trong hình 1.2. Tại sao có sự khác biệt đó?
c) Hãy nhận xét sự phân hóa khí hậu của châu Âu.
Yêu cầu a) Điền tên các đới khí hậu
(1) - Đới khí hậu cực và cận cực
(2) - Đới khí hậu ôn đới
(3) - Đới khí hậu cận nhiệt đới
Yêu cầu b)
- Nhận xét:
Trạm |
Đặc điểm |
Kiểu khí hậu |
Bret |
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 820 mm - Nhiệt độ trung bình năm khoảng 13oC. |
Ôn đới hải dương |
Ca-dan |
- Lượng mưa trung bình năm là 443 mm - Nhiệt độ trung bình năm khoảng 4oC. |
Ôn đới lục địa |
Pa-léc-mô |
- Lượng mưa trung bình năm là 771 mm - Nhiệt độ trung bình năm khoảng 17oC. |
Địa trung hải |
- Giải thích:
+ Do Bret nằm ở ven biển, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương.
+ Ca-dan nằm ở sâu trong lục địa, khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa.
+ Pa-léc-mô nằm ở ven Địa Trung Hải, khí hậu mang tính chất địa trung hải.
Yêu cầu c) Nhận xét: châu Âu có khí hậu phân hóa đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
Câu 9. Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau
Đới thiên nhiên |
Đặc điểm |
Đới lạnh |
|
Đới ôn hòa |
Đới thiên nhiên |
Đặc điểm |
Đới lạnh |
- Chiếm phần diện tích rất nhỏ. Khí hậu lạnh và ẩm quanh năm. - Thực vật và động vật nghèo nàn, chủ yếu là những loài có đặc tính thích nghi với khí hậu lạnh. |
Đới ôn hòa |
- Chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu; khí hậu, thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Ví dụ: + Vùng ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp. + Vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên. + Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc. - Động vật đa dạng, phong phú. |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK