Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về sự thành lập của nhà Lý?
A, Do Lý Công Uẩn thành lập sau khi kháng chiến chống Tống kết thúc.
B, Do Lý Công Uẩn thành lập, được quan lại của triều Tiền Lê ủng hộ.
C, Thành lập năm 1010 sau khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
D, Vua Lê Long Đĩnh nhường ngôi và các quan lại triều Tiền Lê ủng hộ.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Nội dung phản ánh không đúng về sự thành lập nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn thành lập nhà Lý sau khi kháng chiến chống Tống kết thúc.
Chọn A
Câu 2. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành
A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Ngu.
D. Việt Nam.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
Chọn A
Câu 3. Ngành kinh tế chủ yếu của nước Đại Việt thời Lý là
A. Thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Chăn nuôi.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Ngành kinh tế chủ yếu của Đại Việt thời Lý đó là Nông nghiệp
Chọn C
Câu 4. Nội dung nào sau đây là nét nổi bật về tình hình giáo dục thời Lý?
A. Mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
B. Nhân dân sử dụng chữ Nôm phổ biến.
C. Chế độ thi cử đã chặt chẽ và quy củ.
D. Trường học được xây dựng khắp nơi.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Giáo dục thời Lý:
-Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
-Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
-Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa, sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại và người học giỏi đến học
Chọn A
Câu 5. Dưới thời Lý, tôn giáo nào sau đây được đông đảo quý tộc, quan lại và nhân dân tin theo?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hin-đu giáo.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Dưới thời Lý, tôn giáo được đông đảo quý tộc, quan lại và nhân dân tin theo đó là: Phật giáo.
Chọn A
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu văn hoá dưới thời Lý?
A. Xây dựng Văn Miếu tại kinh thành Thăng Long.
B. Đúc tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
C. Xây dựng cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn (Hà Nội ngày nay).
D. Xây dựng Liên Hoa Đài- chùa Một Cột (Hà Nội ngày nay).
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Nội dung không phải là thành tựu văn hoá dưới thời Lý đó là: Xây dựng cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn (Hà Nội ngày nay).
Chọn C
Câu 7. Cho đoạn tư liệu sau:
Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “... thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biển), ở giữa khu vực trời đất, được thể rồng cuộn khổ ngồi, chính giữa thì nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng và bằng phẳng, thể đất cao và sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp đất Việt, đó là thời thẳng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)
Hãy:
a) Chọn các cụm từ trong đoạn tư liệu để lý giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
b) Đánh giá tác động của sự kiện Lý Công Uẩn dời đổ đối với Lịch sử dân tộc.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Từ kiến thức đã đươc học, ta có thể hoàn thành điều điện đề bài đưa ra như sau:
a, Các cụm từ trong đoạn tư liệu để lý giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là: ở giữa khu vực trời đất; được thể rồng cuộn hổ ngồi; chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước; mặt đất rộng mà bằng phẳng; thể đất cao mà sáng sủa; dân cư không khổ thấp trũng tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh.
b, Đánh giá:
- Đánh dấu bước tiến mới trong Lịch sử dân tộc.
- Tạo cơ sở cho sự phát triển mới của kinh đô Thăng Long (Hà Nội)....
Câu 8.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Từ kiến thức được học trong bài, ta có thể mô tả tổ chức bộ máy nhà Lý như sau:
+ Ở trung ương, đứng đầu nhà nước là vua theo chế độ “cha truyền con nổi”; giúp việc cho vua là các quan đại thần và ban văn, ban võ.
+ Ở địa phương, cả nước được chia thành 24 lộ, đưới là phủ/ châu, huyện, hương xã.
- Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý đã quy củ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương so với tổ chức nhà nước thời Tiền Lê.
Câu 9. Hãy mô tả về đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lý và rút ra nhận xét theo các gợi ý: tên các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội,…
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Xem, đọc sách tham khảo, video, tài liệu liên quan
Từ hiểu biết và kiến thức được học, ta có thể mô tả sơ qua về đời sống của các giai cấp, tầng lớp thời nhà Lý như sau:
- Vua, quý tộc, quan lại là giai cấp thống trị.
+ Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính. Ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
+ Mối quan hệ giữa các giai cấp, tâng lớp nhìn chung vẫn hài hoà, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
Câu 10.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Xem, đọc sách tham khảo, video, tài liệu liên quan
Liên Hoa Đài – Chùa Một Cột ( Hà Nội )
Địa điểm: quận Ba Đình (Hà Nội)
Thời gian xây dựng lần đầu: Công trình nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông
Giá trị: Là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Việt Nam; biểu hiện cho sự phát triển của Phật giáo.
Thông điệp: giữ gìn, phát huy nét đẹp của triết lý đạo Phật,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK