Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều Chương 2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Cánh diều: Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương...

Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Cánh diều: Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương...

Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương triều nào sau đây?...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương triều nào sau đây?

A. Đường.

B. Nguyên.

C. Tống.

D. Thanh.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Dưới thời vương triều nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

- Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.

- Bờ cõi đưuọc mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.

- Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.

Chọn A


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.

B. Đem quân chiếm Nội Mông.

C. Áp dụng chế độ quân điền.

D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách sau:

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Chọn C


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3. Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?

A. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.

B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.

C. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.

D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh là được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.

Chọn B


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về những chuyển biến trong xã hội Trung Quốc thời Minh, Thanh do sự phát triển của hoạt động thương mại?

A. Tiền giấy được đưa vào lưu thông ngày càng phổ biến.

B. Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng ở nhiều vùng miền.

C. Trao đổi với cả thương nhân phương Đông và phương Tây.

D. Nhiều thương nhân tiến hành cuộc đại phát biển địa lí.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Những chuyển biến trong xã hội Trung Quốc thời Minh, Thanh do sự phát triển của hoạt động thương mại là:

Tiền giấy xuất hiện và được đưa vào lưu thông

Các đô thi lần lượt được mọc lên và phát triển thịnh vượng

Có sự trao đổi hàng hoá với các nước phương Đông và phương Tây

Chọn D


Câu hỏi:

Câu 5

Câu 5. Cho các cụm từ 5 sau đây: (1) Nhà Minh; (2) Nhà Đường (3) Nhà Tần; (4) Nhà Tổng; (5) Nhà Nguyên.

image

a) Hãy đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C, D, E trong sơ đồ 6 sao cho đúng với 5 vương triệu lớn cầm quyền ở Trung Quốc (thế kỉ VII - đầu thế kỉ XX).

b) Cho biết những triều đại “ngoại tộc” nào được thành lập ở Trung Quốc?

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

a, Từ kiến thức đã được học, ta có thể hoàn thành các cụm từ cho sẵn vào sơ đồ trên như sau:

A, Nhà Đường B, Nhà Tống C, Nhà Nguyên D, Nhà Minh E, Nhà Thanh

b, Từ kiến thức được học và hiểu biết của bản thân, ta biết được những triều đại “ngoại tộc” được thành lập ở Trung Quốc đó là nhà Nguyên và nhà Thanh


Câu hỏi:

Câu 6

Câu 6.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Từ kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân, ta có thể ghép các nội dung ở cột A với các ý ở cột B như sau:

1 – B, D 2 - A,C 3 – E,H 4 – G, I, H


Câu hỏi:

Câu 7

Câu 7. Cho đoạn tư liệu sau:“Người nào chiếm hữu nhiều đất đai hơn hạn định thì mẫu rộng tăng thêm đầu tiên bị phạt đánh mười trượng. Cứ thêm mười mẫu thì tội nặng thêm một bậc… Hình phạt tối đa là một năm lao dịch khổ sai”. (Đường luật)

Hãy cho biết ý nghĩa của điều khoản trên đối với sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc thời Đường

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Điều luật này giúp hạn chế tình trạng lấn chiếm ruộng đất của quý tộc, địa chủ đối với nông dân, góp phần bảo vệ và thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận dân chúng.


Câu hỏi:

Câu 8

Câu 8.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

a, Từ các hình trên, ta biết:

Hình 6.1 là biểu hiện về thành tựu của nghề thủ công nghiệp dưới thời Minh

Hình 6.2 phản ánh hoạt động thương nghiệp dưới thời Thanh rất phát triển.

b, Sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh đều phát triển mạnh.

+ Trong lĩnh vực thủ công nghiệp có nhiều nghề như: in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa….

+ Về thương nghiệp, sản phẩm phong phú; Tiền giấy được đưa vào lưu thông ngày càng phổ biến. Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng, thu hút đông đảo thương nhân nước ngoài đến buôn bán,...


Câu hỏi:

Câu 9

Câu 9. Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc thời Minh, Thanh?

A. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, góp phần thúc đẩy hoạt động di dân.

B. Hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn Tây, Vân Nam,..

C. Từ thế kỉ XIX, nhiều cây trồng mới được du nhập như bông, ngô, thuốc lá,...

D. Qua mỗi triều đại, việc sản xuất nông nghiệp càng đa dạng, có quy mô lớn.

E. “Con đường Tơ lụa” hình thành chỉ phục vụ cho vận chuyển lương thực.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết :

Từ kiến thức đã được học, ta thấy kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh là:

+Hệ thống đường thuỷ được mở rộng, thúc đẩy hoạt động di dân, khai phá đất hoang, lập đồn điền

+Do đó, hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn tây, Vân Nam,…

+Hình thành “con đường tơ lụa” để vận chuyển lương thực

Chọn A, B, D


Câu hỏi:

Câu 10

Câu 10.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 7

Xem sách tham khảo, video, tư liệu liên quan

Lời giải chi tiết :

-Đường Thái Tông tên thật Lý Thế Dân là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

-Thời gian trị vì: từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán

-Ông đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho dân chúng như chính sách khẩn hoang, chính sách bình quân ruộng đất.

-Đánh giá:

+Đường Thái Tông là người thông minh tài trí, xây dựng những nền tảng vững chắc cho đất nước, chính vì vậy mà triều đại Nhà Đường được xem là thời kì hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

+Ông được hậu thể đánh giá là vị vua kiệt xuất trong Lịch sử Trung Quốc.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK