Câu 1. Sau khi lật đổ đế quốc La Mã, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A, Chia từng vùng để cai trị.
B, Thành lập nhiều vương quốc mới.
C, Thành lập các đô thị mới.
D, Xây dựng nhiều thành quách.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Sau khi lật đổ đế quốc La Mã, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã bắt đầu thành lập các đô thị mới
Chọn C
Câu 2. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu gắn liền với
A, Sự xâm nhập của người La Mã.
B, Sự xâm nhập của người Hy Lạp.
C, Sự xâm nhập của người Giéc-man.
D, Những cuộc phát kiến địa lí.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu gắn liền với quá trình xâm nhập của người Giéc-man.
Chọn C
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?
A, Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô gần gũi, thân thiện.
B, Trong mỗi lãnh địa có nhiều lãnh chúa như những vị vua.
C, Kinh tế thương nghiệp được coi trọng, phát triển mạnh.
D, Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến là: nền kinh tế đóng kín, tự cung – tự cấp, hoạt động giao thương với bên ngoài rất hạn chế.
Chọn D
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại?
A, Kìm hãm sự phát triển của kinh tế thương nghiệp.
B, Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
C, Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
D, Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Chọn A
Câu 5.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Từ kiến thức đã được học, ta có thể ghép các ý ở cột A với đặc điểm tương ứng của nó ở cột B như sau:
1 - A, C, G
2 - B, D, E
Câu 6. Trình bày hiểu biết của em về sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 1 – SGK Lịch Sử 7
Xem sách tham khảo, video, tài liệu liên quan đến sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ( khoảng thế kỷ I ) ở vùng Giê-ru-sa-lem (Pa-le-stin ngày nay). Ban đầu nó là tôn giáo của những người nghèo khổ bị áp bức.
- Đến thế kỉ IV, đế quốc La Mã công nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo.
- Thời phong kiến, giáo hội Thiên chúa có thế lực rất lớn cả về chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK