Ghép các bộ phận của lá (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) cho phù hợp.
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Lá cây dạng bản dệt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây. Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
1 – d: Gân lá có chức năng vận chuyển nước và chất hữu cơ.
2 – c: Lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng.
3 – b: Khí khổng có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước.
4 – a: Cuống lá có chức năng giữ lá trên cành, thân cây.
Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng?
(1) Tảo lục. (2) Thực vật. (3) Ruột khoang.
(4) Nấm. (5) Trùng roi xanh.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5).
- Trong các sinh vật trên, các sinh vật có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng: Tảo lục, thực vật, trùng roi xanh.
- Ruột khoang và nấm sống dị dưỡng, không có khả năng quang hợp để tự tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Đáp án: A
Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ
A. hóa năng thành quang năng. B. quang năng thành hóa năng.
C. hóa năng thành nhiệt năng. D. quang năng thành nhiệt năng.
Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.
Đáp án: B
Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
(2) Điều hòa không khí.
(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
(4) Giữ ấm cho cây.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4).
Với cây xanh, quang hợp có những vai trò là:
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây,
- Tạo chất hữu cơ và chất khí.
- Điều hòa không khí là vai trò của quang hợp đối với môi trường.
- Giữ ấm cho cây là vai trò của quá trình hô hấp tế bào.
Đáp án: B
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide được thu nhận để dùng làm nguyên liệu, đồng thời thải ra khí oxygen → Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển.
Đáp án: D
Hoàn thành bảng sau về quá trình quang hợp.
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
Ghi tên các bộ phận tương ứng với các chú thích từ 1 đến 4 trong hình 18 và nêu chức năng của mỗi bộ phận đó.
Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Lá cây dạng bản dệt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây. Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK