Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Chủ đề 4. Tốc độ Bài 7. Tốc độ của chuyển động trang 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?...

Bài 7. Tốc độ của chuyển động trang 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?...

Phân tích và giải Câu hỏi trang 20: 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6, 7.7; Câu hỏi trang 21: 7.8, 7.9, 7.10, 7.11, 7.12, 7.13, 7.14, 7.15 bài 7. Tốc độ của chuyển động trang 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.1

Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?

A. km.h. B. m/s. C. m.s. D. s/m.

Hướng dẫn giải :

Đơn vị đo quãng đường là mét, đơn vị đo thời gian là giây thì đơn vị đo tốc độ là m/s

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.2

Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của ba xe A, B và C.

Xe

Quãng đường (km)

Thời gian (ph)

Xe A

80

50

Xe B

72

50

Xe C

85

50

a) Xe nào chuyển động nhanh nhất?

b) Xe nào chuyển động chậm nhất?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào công thức tính vận tốc để xác định chuyển động giữa các xe : v = s : t (km/p)

Lời giải chi tiết :

Xe A: \({v_A} = 80:50 = 1,6\)km/p

Xe B: \({v_A} = 72:50 = 1,44\)km/p

Xe C: \({v_A} = 85:50 = 1,7\)km/p

a) Xe C chuyển động nhanh nhất vì có tốc độ lớn nhất trong 3 xe

b) Xe B chuyển động chậm nhất vì có tốc độ chậm nhất trong 3 xe


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.3

Cho ba vật chuyển động: vật thứ nhất đi được quãng đường 27 km trong 30 phút, vật thứ hai đi quãng đường 48 m trong 3 giây, vật thứ ba đi với tốc độ 60 km/h.

a) Tính tốc độ chuyển động của vật thứ nhất và vật thứ hai.

b) Vật nào chuyển động nhanh nhất?

c) Vật nào chuyển động chậm nhất?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào công thức tính vận tốc v = s:t

Lời giải chi tiết :

Ta có 30 phút = 0,5 giờ, 48m = 0,048 km, 3 giây \( = \frac{3}{{3600}}\)giờ

a) V vật thứ nhất = 27 : 0,5 = 54 (km/h)

V vật thứ hai\( = 0,048:\frac{3}{{3600}} = 57,6\)km/h

b) Vật chuyển động nhanh nhất vật thứ ba \({v_3} > {v_2} > {v_1}\)

c) Vật chuyển động chậm chậm nhất vật thứ nhất \({v_1} > {v_2} > {v_3}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.4

Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì thời gian bay của máy bay là

A. 1 giờ 20 phút. B. 1 giờ 30 phút. C. 1 giờ 45 phút. D. 2 giờ

Hướng dẫn giải :

Dựa vào công thức v = s: t => t = s : v

Lời giải chi tiết :

Thời gian bay của máy bay là: t = s : v = 1400 : 800 = 1,75h = 1h45 phút

Đáp án C


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.5

Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là

A. 4,8 km/h. B. 1,19 m/s. C. 4,8 m/phút. D. 1,4 m/s.

Hướng dẫn giải :

Đổi 2,5 phút = 150 s.

Quang đi với tốc độ là: v = s : t = 210 : 150 = 1,4m/s

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: D


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.6

Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 22 m/s. Ô tô sẽ đi được bao xa trong khoảng thời gian 35 s?

Hướng dẫn giải :

Quãng đường ô tô đi được là: s = v.t

Lời giải chi tiết :

Quãng đường ô tô đi được là: s = v.t = 22.35 = 770 m


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20 7.7

Một con én có thể bay với tốc độ 25 m/s. Cần thời gian bao lâu để nó bay được quãng đường dài 1 km?

Hướng dẫn giải :

Thời gian để con én bay là: t = s : v

Lời giải chi tiết :

Đổi 1 km = 1000 m

Thời gian để con én bay là: t = s : v =1000 : 25 = 40s


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.8

Một máy bay đi được quãng đường 1200 km trong 1 giờ 20 phút.

a) Máy bay đi được quãng đường dài bao nhiêu mét?

b) Máy bay đi trong bao nhiêu phút và trong bao nhiêu giây?

c) Tính tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay.

Lời giải chi tiết :

a) Máy bay đi được quãng đường dài

1200 km = 1200000 m

b) Máy bay đi trong thời gian tính theo đơn vị phút là

1 giờ 20 phút = 60 phút + 20 phút = 80 phút

Máy bay đi trong thời gian tính theo đơn vị giây là

1 giờ 20 phút = 1.3600 + 20.60 = 4800 s.

a) Tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay là

v = s : t = 1200000 : 4800 = 250 m/s


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.9

Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ, đến Hạ Long lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long dài 150 km.

a) Tính khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long.

b) Tính tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h, m/s.

Lời giải chi tiết :

a) Khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long là: t = 10h – 7h = 3h.

b) Tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h là: v = s : t = 150 : 3 = 50 km/h

Tốc độ của ôto theo m/s là: 50.(1000 : 3600) = 13,9 m/s


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.10

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 150000000 km. Biết tốc độ ánh sáng là khoảng 300 000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

t = s : v = 150000000 : 300000 = 500s = 8 phút 20 giây


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.11

Để đo độ sâu của mực nước biển tại một vị trí, người ta dùng máy Sonar phát và thu sóng siêu âm. Thời gian từ lúc máy Sonar ở mặt nước biển phát sóng siêu âm cho đến lúc nhận được âm phản xạ từ đáy biển là 5 giây. Biết tốc độ siêu âm trong nước là 1650 m/s. Tính độ sâu của mực nước biển tại vị trí đó.

Lời giải chi tiết :

Sóng siêu âm đi từ mặt nước tới đáy biển và quay trở lại mặt nước.

Do đó, thời gian sóng siêu âm đi từ mặt nước tới đáy biển là: t = 5 : 2 = 2,5 s

Độ sâu của mực nước biển tại vị trí đó là: h = v. t = 1650 . 2,5 = 4125 m


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.12

Lục địa Bắc Mỹ và châu Âu đang dịch chuyển ra xa nhau với tốc độ khoảng 3 cm/năm. Với tốc độ này sau 1 000 000 năm nữa chúng sẽ trôi xa nhau thêm bao nhiêu kilômét so với hiện nay?

Lời giải chi tiết :

Sau 1000000 năm nữa chúng ta sẽ trôi xa nhau thêm 1 khoảng so với hiện nay là

s = v.t = 3. 1000000 = 3000000 cm = 30 km


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.13

Trong một cơn giông, một người quan sát thấy rằng, kể từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe tiếng sét cách nhau một khoảng thời gian 15 giây. Lấy tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hãy ước lượng khoảng cách từ nơi có sét đến người quan sát.

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách từ nơi có sét đến người quan sát là

s = v. t = 340 . 15 = 5100 m


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.14

Bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài, em hãy đưa ra phương án để đo tốc độ chuyển động của người đi xe đạp trên một quãng đường thẳng.

Phương án để đo tốc độ chuyển động của người đi xe đạp trên một quãng đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

  • Dùng thước đo để đo chiều dài quãng đường của người đi xe đạp đi từ vị trí xuất phát đến vị trí kết thúc.
  • Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian của người đi xe đạp đi từ vị trí xuất phát đến vị trí kết thúc.
  • Tính tốc độ theo công thức: v = s : t

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 7.15

Trong hình 5 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên Cánh Diều, để xác định tốc độ của xe, ngoài khoảng thời gian được đo bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đại lượng nào khác cần được đo? Viết công thức để tính tốc độ của xe.

Lời giải chi tiết :

Để xác định tốc độ của xe, ngoài khoảng thời gian được đo bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đại lượng khác cần được đo là khoảng cách giữa hai vị trí A và B.

Công thức để tính tốc độ của xe: v = s : t

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK