Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Cánh diều Bài 4: Nghị luận văn học Bài tập tiếng Việt trang 33 SBT Văn 7 - Cánh diều: (Bài tập 4, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây: Một năm nọ...

Bài tập tiếng Việt trang 33 SBT Văn 7 - Cánh diều: (Bài tập 4, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây: Một năm nọ...

Phân tích và lời giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 giải Bài tập tiếng Việt trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 33, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a. Tôi cũng cảm thấy mình đã khôn lớn. (Theo Tô Hoài)

b. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ. (Đinh Trọng Lạc)

c. …Nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. (Lê Phương Liên)

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về cụm động từ

Lời giải chi tiết :

a. Vị ngữ là cụm động từ cũng cảm thấy mình đã khôn lớn có động từ trung tâm là cảm thấy và thành tổ phụ là cụm chủ vị đứng sau cảm thấy (mình đã khôn lớn)

b. Vị ngữ làm cụm đồng từ làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ có động từ trung tâm là làm và thành tố phục là cụm chủ vị đứng sau làm (cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ)

c. Vị ngữ làm cụm đồng từ đá khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can "một đại dương” có động từ trung tâm là đã khiến và thành tố phục là cụm chủ vị đứng sau đã khiến (người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can "một đại dương” )


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2 (trang 33, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 2, SGK) Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố)

b) Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía ... (Đoàn Giỏi)

Hướng dẫn giải :

Đọc ngữ liệu, tìm cụm C-V trong vị ngữ

Lời giải chi tiết :

Vị ngữ là cụm chủ vị:

a. vẫn nét mặt/ hầm hầm

b. tay/ cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3 (trang 33, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 4, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b) Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

Hướng dẫn giải :

Đọc ngữ liệu, tìm cụm C-V trong chủ ngữ

Lời giải chi tiết :

Cụm C-V trong chủ ngữ:

a. Chủ ngữ: trời/ mưa to

b. Chủ ngữ: Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi/ hình như có một sức mạnh thần bí


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4 (trang 33, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm từ Hán Việt trong các cụm từ dưới đây. Xác định nghĩa của các từ Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố tạo nên các từ đó.

màu sắc huyền thoại, chuyện người đời truyền tụng, sức mạnh vô song

Hướng dẫn giải :

Xác định từ Hán Việt

Lời giải chi tiết :

Từ Hán Việt

Nghĩa của từ

Nghĩa của mỗi yếu tố

Huyền thoại

Câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ

huyền: không có thật

thoại: câu chuyện

Truyền tụng

Truyền cho nhau và ca ngợi

truyền: chuyển

tụng: ca ngợi

Vô song

Không ai sánh bằng, có một không hai

vô: không

song: hai


Câu hỏi:

Câu 5

Câu 5 (trang 33, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau (trích văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” của Bùi Hồng):

a. Đấy là những chuyện người đời truyền tụng, thật ra, chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ… Tuy nhiên “danh bất hư truyền”, bởi nó còn đâu đó trên gương mặt…

b. Bởi phương Nam mới khai phá, đất hoang, rừng rậm, chim trời cá nước mênh mông, làm sao người nông dân lại chịu cảnh như anh Pha, chị Dậu…

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm thành ngữ

Lời giải chi tiết :

a. Thành ngữ: danh bất hư truyền nghĩa là sự nổi tiếng, lưu tên tuổi vào ký ức đám đông

b. Thành ngữ: chim trời cá nước nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK