Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy nêu một số đặc điểm thể loại nổi bật của truyện khoa học viễn tưởng.
Đọc lại phần Kiến thức ngữ văn ở đầu Bài 3 để hiểu thế nào là truyện khoa học viễn tưởng. Sau đó sẽ rút ra được một số đặc điểm của thể loại này.
- Truyện khoa học viễn tưởng thường hay viết về đề tài du hành vũ trụ, khám
phá đại dương và lòng Trái Đất, ...
- Truyện dựa vào các sự kiện khoa học kỹ thuật, những thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích.
- Thường dự báo một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời.
Câu 2 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy tìm hiểu từ các nguồn tư liệu khác nhau và nêu lên một số thông tin quan trọng về tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển và nhà văn Giuyn Véc-nơ.
Có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhưng thuận tiện nhất là sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet, nhập các từ khoá cần tìm hiểu
Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên tháng 3 năm 1869 đến tháng 6 năm 1870. Cuốn sách được đánh giá cao trong thời gian phát hành và vẫn còn cho đến ngày nay.
Câu 3 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 2, SGK) Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả bạch tuộc ở đoạn (2)
Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:
- Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.
- Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.
- Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.
→ Có thể thấy, đây là một con bạch tuộc khổng lồ với các bộ phận đáng sợ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người trên tàu cũng như các sinh vật khác dưới đáy đại dương
Câu 4 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 3, SGK) Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?
Đọc kỹ văn bản và tìm các chi tiết phù hợp.
Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:
- Tác giả đưa ra những miêu tả về thiên nhiên như: từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.
- Kể ra một số thiết bị trên tàu với đặc điểm và chức năng phù hợp logic, là thành tựu của các môn khoa học như: các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...
Câu 5 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 4, SGK) Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?
Đọc kĩ văn bản và tìm câu trả lời
– Dũng cảm: “Lập tức, một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, còn độ hai chục vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên. Thuyền trưởng Nê-mô lấy rìu chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp đó khiến nó lặn xuống.”.
– Tình yêu thương: “Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặng người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.”.
=> Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước. Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
Câu 6 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Nhận xét ngắn gọn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Bạch tuộc.
Nhớ lại nội dung của văn bản
Bằng lối kể chuyện hấp dẫn kết hợp yếu tố viễn tưởng thú vị, đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai. Đồng thời câu chuyện tiếp thêm dũng khí, bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì và đoàn kết cùng chiến đấu, chúng ta sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua hoạn nạn.
Câu 7 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới:
“CHUYỂN ĐI TRÊN ĐOÀN TÀU TỐC HÀNH TUYẾN ĐƯỜNG SẮT THÁI BÌNH DƯƠNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
[...] Sau bữa ăn trưa, ông Phoóc (Fogg), bà A-âu-đa (Aouda) và các bạn bè của họ lại về chỗ ngồi trong toa tàu. Phi-li-át Phoóc (Phileas Fogg), người thiếu phụ, Phích (Fix) và Vạn Năng ngồi nhàn nhã ngắm cảnh vật thay đổi diễu qua trước mắt mình – những đồng cỏ rộng, những ngọn núi in hình phía chân trời, những vũng nước cuộn sóng bạc đầu. Có khi một đàn bò tót rất đông, tụ tập từ xa, hiện ra như một cái đê di động. Những đội quân di động trùng trùng điệp điệp ấy nhiều khi thành vật chướng ngại mà con tàu không vượt nổi. Người ta từng thấy hàng nghìn con vật ấy chen chúc nhau diễu đi hết giờ này qua giờ khác băng qua đường sắt. Khi đó, cái đầu tàu bắt buộc phải dừng lại và đợi cho đến khi con đường sắt được giải toả.
Đó chính là điều xảy ra lần này. Vào khoảng ba giờ chiều, một đàn từ mười nghìn đến mười hai nghìn con chắn ngang đường ray. Con tàu, sau khi đã giảm bớt tốc độ, cổ thử thúc cái “định thúc ngựa” của nó vào sườn đội quân lớn mênh mông. Nhưng nó phải dừng lại trước cái khối đặc không xuyên qua được ấy.
Người ta thấy những con vật nhai lại này – những “con trâu”, như người Mỹ vẫn gọi sai đi – thủng thẳng bước đi như thế, thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm. Chúng có một thân hình lớn hơn những con bò mộng châu Âu, chân và đuôi ngắn, vai u lên thành một cái bướu thịt, sừng doãng ra, đầu, cổ và vai phủ một cái bờm dài. Không nên nghĩ đến việc chặn cuộc di cư này lại. Khi những con bò tót đã chọn một hướng đi, không gì ngăn chặn hoặc thay đổi được cuộc diễu hành của chúng. Đó là một dòng thác thịt sống mà không một cái đê nào có thể cản được.
Hành khách đứng tản mác trên các hiện đầu toa, ngắm nhìn cái cảnh kì lạ này. Nhưng con người đáng lẽ phải vội hơn ai hết là Phi-li-át Phoóc thì vẫn ngồi nguyên tại chỗ và chờ đợi như một nhà triết học những con trâu ấy vui lòng nhường đường cho ông. Vạn Năng giận điên lên vì sự chậm trễ do khối quần tụ súc vật này gây ra. Anh hẳn muốn bắn xả vào chúng bằng cả cái kho súng lục của anh. [...] Người thợ máy không cố lật đổ vật chướng ngại, và anh ta làm thế là khôn ngoan. Chắc hẳn anh ta có thể nghiền nát những con trâu đầu tiên bị cái “định thúc ngựa” của đầu tàu đánh ngã, nhưng dù con tàu có khoẻ đến đâu, chẳng mấy chốc cũng sẽ bị chặn lại, không tránh khỏi trật bánh và lâm nạn.
Vậy thì tốt hơn hết là kiên tâm chờ đợi, rồi sau sẽ gỡ lại thời gian đã mất bằng cách tăng nhanh tốc độ con tàu. Cuộc diễu hành của đàn bò tót kéo dài ba giờ đằng đẵng, và con đường sắt chỉ được giải phóng vào chập tối. Lúc này, những hàng cuối cùng của đàn bò vượt qua đường ray, trong khi những hàng đầu đã mất hút dưới đường chân trời phương nam.”.
(Giuyn Véc-nơ, 80 ngày vòng quanh thế giới, Duy Lập dịch và giới thiệu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002)
a) Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả cảnh trên chuyến tàu sau bữa ăn trưa
B. Miêu tả cảnh đồng cỏ và những ngọn núi mà tàu đi qua
C. Kể lại việc đoàn tàu bị hàng chục nghìn con bò tót chặn lại
D. Kể lại việc nhân vật Vạn Năng điên lên vì sự chậm trễ
b) Cuộc diễu hành của đàn gia súc trong văn bản trên kéo dài trong bao lâu?
A. Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều (2 tiếng)
B. Từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều (3 tiếng)
C. Từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều (1 tiếng)
D. Từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối (4 tiếng)
c) Câu nào sau đây miêu tả cụ thể hình ảnh của những con bò tót trong văn bản trên?
A. Những con vật nhai lại này thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm.
B. Chúng có một thân hình lớn hơn những con bò mộng châu Âu.
C. Chân và đuôi ngắn, vai u lên thành một cái bướu thịt, sừng doãng ra.
D. Những con vật nhai lại này thủng thẳng bước đi.
d) Sự tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh đàn bò tót diễu hành như một dòng thác thịt sống
B. Cảnh hành khách trên các hiện đầu toa ngắm nhìn đàn bò
C. Cảnh nhân vật Vạn Năng giận điên lên vì đàn bò cản đường
D. Cảnh Phi-li-át Phoóc vẫn ngồi nguyên tại chỗ và chờ đợi
e) Văn bản trên có chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên không?
Có ( ) Không( )
g) Vì sao người thợ máy được coi là khôn ngoan khi không nghiền nát đàn bò?
A. Vì dù con tàu có khoẻ đến đâu cũng sẽ bị chặn lại, trật bánh và lâm nạn
B. Vì người thợ máy sợ đàn gia súc hung hãn và to khoẻ sẽ tấn công người
C. Vì người thợ máy chưa nhận được mệnh lệnh từ ông chỉ huy Phi-li-át Phoóc
D. Vì nhân vật Vạn Năng đã quá nóng tính khiến người thợ máy hoảng sợ
h) Câu nào sau đây chứa số từ?
A. Con tàu, sau khi đã giảm bớt tốc độ, cố thử thúc cái “định thúc ngựa” của nó vào sườn đội quân lớn mênh mông.
B. Khi những con bò tót đã chọn một hướng đi, không gì ngăn chặn hoặc thay đổi được cuộc diễu hành của chúng.
C. Vào khoảng ba giờ chiều, một đàn từ mười nghìn đến mười hai nghìn con chán ngang đường ray.
D. Những đội quân di động trùng trùng điệp điệp ấy nhiều khi thành vật chướng ngại mà con tàu không vượt nổi.
i) Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn “Đó là một dòng thác thịt sống mà không một cái đê nào có thể cản được.”?
A. Nhân hoá
B. So sánh
D. Hoán dụ
C. Ấn dụ
Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi
a. C
b. B
c. B
d. A
e. A
g. B
h. C
i. B
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK