Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Cánh diều Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn Bài tập tiếng Việt trang 14 SBT Văn 7 - Cánh diều: (Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông...

Bài tập tiếng Việt trang 14 SBT Văn 7 - Cánh diều: (Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông...

Hướng dẫn giải Câu 1, 2, 3, 4 giải Bài tập tiếng Việt trang 14 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều. (Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi)...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với việc sử dụng từ điển

Lời giải chi tiết :

Từ địa phương

Vùng miền

Từ toàn dân tương ứng

tía

Nam Bộ

bố

Nam Bộ

mẹ

vách

Nam Bộ

tường

giùm

Nam Bộ

giúp

bả

Nam Bộ

bà ấy

Tác dụng trong việc phản ánh con người, sự vật:

- Làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc

- Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2 (trang 14, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 2, SGK) Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nở hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dở dận, mi lại “thông minh” dở dận nốt.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với việc sử dụng từ điển

Lời giải chi tiết :

Từ địa phương

Vùng miền

Từ toàn dân tương ứng

nớ

Nghệ An

kia

nhể

Nghệ An

nhỉ

ni

Nghệ An

này

dớ dận

Nghệ An

dớ dẩn (vớ vẩn)

mi

Nghệ An

mày/con

Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích

- Tăng giá trị biểu đạt cho nội dung văn bản

- Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3 (trang 14, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm các từ địa phương trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật, sự việc ở địa phương.

a) Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

b) Anh ạ, từ hôm Tết tới nay

Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày

c) Bây chừ sông nước về ta

Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào. [...]

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

Cở rằng ông cũng ưng cho me chèo?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, kết hợp việc sử dụng từ điển để tra cứu

Lời giải chi tiết :

Câu

Từ địa phương

Vùng miền

Tác dụng

a

bầm

Miền Trung

b

ruồng

Miền Trung

c

ưng

Miền Nam


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm biện pháp tu từ so sánh trong câu dưới đây. Chỉ ra nét tương đồng giữa các sự vật được so sánh với nhau.

Ba cha con Phó bảng lại thủng thẳng bước trên con đường mà sông núi mây trời đẹp như bức gấm thêu. (Sơn Tùng)

Hướng dẫn giải :

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trên là so sánh: “sông núi mây trời” – “bức gấm thêu”

Nét tương đồng: đều là những hình ảnh mang nét đẹp tươi tắn, kì vĩ

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK