Câu 1: Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.
+ Chỉ ra biểu hiện của người thân khi mệt, ốm: Cơ thể như nào? Ăn uống ra sao?
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của người thân khi mệt, ốm:
+ Người nhức mỏi
+ Đau đầu
+ Chóng mặt
+ Đổ mồ hôi
+ Kén ăn…
Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm:
Cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm:
+ Lời nói như nào?
+ Nét mặt thể hiện như nào?
+ Cử chỉ ra sao?
+ Hành động với người thân bị ốm, mệt như nào?
- Hỏi han về tình trạng sức khỏe của người thân
- Nét mặt: quan tâm, lo lắng…
- Cử chỉ: ân cần, quan tâm, săn sóc…
- Hành động:
+ Lấy nước cho người thân uống
+ Dìu người thân vào giường, ghế nằm nghỉ ngơi
+ Cặp nhiệt độ, chườm khăn
+ Uống thuốc và ăn các món bổ dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
Câu 1: Thảo luận, đóng vai xử lý tình huống:
+ Phân tích tình huống: Dựa vào lời nói, hành động của nhân vật mỗi tình huống đưa ra cách xử lý phù hợp.
+ Nhân vật là ai? Có những biểu hiện, hành động gì?
+ Em quan tâm, chăm sóc họ ra sao?
- Tình huống 1:
+ Hỏi mẹ trong người có mệt không, cảm thấy thế nào
+ Lấy nước cho mẹ uống sau đó đỡ mẹ lên giường nghỉ ngơi
+ Cặp nhiệt độ cho mẹ
+ Lấy khăn ấm chườm lên trán, lau người và tay chân cho mẹ
+ Nấu cháo cho mẹ ăn rồi đi mua thuốc cho mẹ uống
- Tình huống 2:
+ Gọi em lại ngồi nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi
+ Lấy khăn lau mồ hôi cho em, rót nước cho em uống
+ Sau khi ngồi nghỉ ngơi một lúc mới để em đi tắm bằng nước ấm.
Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lý tình huống.
- Em học được điều gì sau khi xử lý tình huống:
+ Có thái độ, hành vi thế nào với người thân hàng ngày?
+ Cần học hỏi kỹ năng gì để xử lý khi người thân bị mệt, ốm?
- Những điều em học được sau khi xử lý tình huống:
+ Để ý, quan tâm, lưu ý đến tình trạng và biểu hiện sức khỏe của người thân
+ Học các biện pháp và biết cách xử lý phù hợp để chăm sóc người thân khi họ bị mệt, ốm
Thực hiện việc chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
HS tự thực hiện.
Câu 1: Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:
Dựa vào hình ảnh, biểu hiện của Ngọc để đưa ra dự đoán cách ứng xử của bạn với bố.
Dự đoán cách ứng xử của Ngọc: dừng xem chương trình ti vi yêu thích và vào phòng dọn dẹp.
Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.
Dựa vào lời nói và hành động, cử chỉ của Ngọc với bố để đưa ra những biểu hiện của lắng nghe tích cực.
Những biểu hiện của lắng nghe tích cực:
+ Nhìn bố khi nói chuyện
+ Lắng nghe góp ý của bố và ngay lập tức thực hiện lời nhắc nhở, khuyên nhủ của bố: vào phòng dọn dẹp
+ Cảm ơn bố sau khi dọn phòng xong và thấy được những điều tích cực từ lời góp ý của bố.
Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.
Sau khi lắng nghe gia đình tâm trạng, cảm xúc của em như nào?
Cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, tích cực hơn trong công việc học tập và cuộc sống.
Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình?
Để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình:
+ Hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
+ Có phản hồi ra sao trong quá trình lắng nghe?
Cách để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình:
+ Nhìn vào mặt người thân trong gia đình, không né tránh hay đảo mắt vào chỗ khác
+ Tập trung lắng nghe
+ Có phản hồi, trả lời rõ ràng
+ Tiếp nhận góp ý tích cực, thể hiện quan điểm của bản thân
+ Kiểm soát cảm xúc.
Câu 1: Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Dựa vào bối cảnh, nhân vật từng tình huống đưa ra sự lắng nghe tích cực và góp ý hợp lý:
+ Nhân vật là ai?
+ Lời nói, cử chỉ để đáp lại nhân vật đó thể hiện như nào?
- Tình huống 1:
+ Tìm hiểu, hỏi lý do bạn Hùng giận em vì điều gì
+ Đưa ra cho em các cách giải quyết vấn đề phù hợp
- Tình huống 2:
+ Nghe lời bà không chơi điện tử nữa
+ Đi học tập, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa…thay vì ngồi chơi điện tử
+ Cảm ơn bà vì đã khuyên bảo, dạy dỗ mình.
Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
Những điều em học được qua các nhân vật:
+ Học được cách lắng nghe tích cực
+ Đưa ra các góp ý, lời nói đúng mực với người thân trong gia đình
+ Không ngừng hoàn thiện, rèn luyện, phát triển bản thân
+ Học cách cảm ơn thay vì than vãn, cáu gắt sau khi nghe nhắc nhở từ người khác.
Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
HS tự thực hiện.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK