Trang chủ Lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh diều Chương 4: Châu Mỹ Câu hỏi 2 trang 135 Lịch sử và Địa lý 7: Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ...

Câu hỏi 2 trang 135 Lịch sử và Địa lý 7: Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ...

Đọc thông tin mục “Khai thác tài nguyên khoáng sản” và quan sát hình 16.2. Trả lời Câu hỏi 2 trang 135 SGK Lịch sử và Địa lý 7 - Bài 16. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ.

image

Phương pháp giải :

Đọc thông tin mục “Khai thác tài nguyên khoáng sản” và quan sát hình 16.2.

Lời giải chi tiết:

Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ:

- Khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.

- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát tài nguyên và mức độ tổn hại môi trường.

- Sử dụng tiết kiệm, hạn chế xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế, phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo.

- Tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực.

Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy xác định sự phân bố một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. Nêu những ngành công nghiệp quan trọng của trung tâm này.

image

Phương pháp giải :

Đọc thông tin mục “Một số trung tâm kinh tế quan trọng” và quan sát hình 16.2.

Lời giải chi tiết:

- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:

+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.

+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.

+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.

- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:

+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.

+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.

+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.

+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.

+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,

+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.

+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.

+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK