Trình bày khái quát diễn biến, kết quả và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Đọc lại nội dung mục 1,2,3,4 SGK
Nội dung |
Diễn biến |
Kết quả |
Ý nghĩa |
Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ nhất |
- Tháng 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta. Theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên tiến vào Thăng Long. - Trước thế giặc mạnh quân ta rút khỏi Thăng Long lui về Thiên Mạc (Hà Nam) và thực hiện "vườn không nhà trống”. - Giặc chiếm đc Thăng Long nhưng bị thiếu lương thực. - Ta bất ngờ mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội). |
quân Mông - Nguyên rút chạy về nước. |
Làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ |
Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai |
- Tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta. - Ta rút về Thiên Trường và thực hiện "vườn không nhà trống”. - Giặc: + Toa Đô đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. + Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam → tạo thế gọng kìm. - Quân ta chiến đấu dũng cảm → Giặc bị động khó khăn. - Tháng 5/1285: ta phản công ở nhiều nơi → Giải phóng Thăng Long. |
- Ta chiến thắng hơn 50 vạn quân Nguyên. - Giặc: một số bị chết, số còn lại chạy về nước. |
|
Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba |
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi thuyền lương của địch. - Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. - Tháng 4/1288: Giặc kéo vào sông Bạch Đằng: + Ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm. + Nước rút ta đánh trả, thuyền giặc xô vào nhau chìm đắm. + Ta đánh từ hai bên bờ. |
- Ô Mã Nhi bị bắt sống, nhiều tên bị giết. - Cuộc kháng chiến lần 3 kết thúc thắng lợi. |
- Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân, dân ta - Đập tan mộng xâm lược, kết thúc thắng lợi vẻ vang |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK