Câu hỏi 4 Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật |
Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
- Nhu cầu nước của mỗi loài là khác nhau: Có loài sinh vật cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, nhưng có loài lại cần rất ít nước.
- Nhu cầu nước của cùng một loài cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển: Có giai đoạn cần nhiều nước nhưng cũng có những giai đoạn cần ít nước.
Luyện tập 4 Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em. |
Ví dụ ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
- Khi mới cấy, cây lúa non cần nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết.
- Khi cây lúa chín cần ít nước hơn, nếu nhiều nước quá có thể dẫn đến bị đổ cây.
Câu hỏi 5 trang 138 Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. |
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật hoặc làm chết sinh vật.
- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ nở của trứng, tỉ lệ giới tính,...
- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,...
Câu hỏi 6 Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật. |
- Đối với ruồi giấm, ở mức nhiệt độ khác nhau ruồi có chu kì sống khác nhau.
- Đối với cá rô phi, cá sống được trong một khoảng nhiệt độ giới hạn: từ 5,6 độ C đến 42 độ C.
Luyện tập 5 Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật. |
- Đối với rùa xanh (Chelonia mydas), nếu thấp hơn 29,3 độ C vài độ, tất cả rùa biển nở ra đều là rùa đực, nhiệt độ tăng lên vài độ thì chỉ có rùa cái nở ra.
- Cây ngô ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 50 độ C.
Câu hỏi 6 Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn đặc biệt là gia súc còn non. |
Vì mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp, động vật cần ăn nhiều hơn để có năng lượng duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển bình thường.
Luyện tập 7 Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết. |
Một số loài cây như cây bàng, cây phượng thường rợp lá vào mùa xuân - hè, rụng lá vào mùa thu - đông. Điều này xảy ra do vào mùa thu - đông, không khí lạnh và ít mưa, cây phải rụng lá để tránh sự thoát hơi nước; đến mùa xuân, nhiều mưa, nhiệt độ tăng khiến cây sinh trưởng và phát triển, ra nhiều lá mới.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK